Hà Nội là thành phố đáng sống: Tại sao không?

Thứ ba, 10/10/2017 08:50 AM - 0 Trả lời

Chưa bao giờ Hà Nội phát triển mạnh mẽ đến vậy. Những dãy nhà cao san sát, những khu đô thị hiện đại, những con đường rộng mở, những cây cầu nối liền hai bờ sông Hồng thay nhau mọc lên. Trong tương lai không xa, Hà Nội sẽ thành một trong những đô thị lớn nhất thế giới. Nhưng, để Hà Nội thực sự là một “thành phố đáng sống”, cần những kế hoạch, quy hoạch phát triển bài bản cũng như quyết tâm biến những điều đó và thành hiện thực.

2 năm trước, những hàng cây bắt đầu được trồng mới ở hàng loạt tuyến đường tại Thủ đô. Đây là việc làm cụ thể nhằm đạt được mục tiêu đến năm 2020, Hà Nội sẽ có thêm mới 1 triệu cây xanh. Thú thực, nhiều người không dám kỳ vọng vào viễn cảnh đó. Nhưng sau 2 năm, những mầm xanh đã đâm chồi nảy lộc trên nhiều tuyến phố. Người ta gọi đó là “mầm xanh của hy vọng” vào một Hà Nội xanh, sạch, đẹp, thân thiện.

1 triệu cây xanh có lẽ là chưa đủ bởi một đô thị lớn đang quá ồn ào, chật chội, tốc độ xây dựng chóng mặt như hiện nay cần có nhiều triệu cây xanh, nhiều việc làm thiết thực hơn thế.

Còn nhớ, tại nhiều diễn đàn, Chủ tịch TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung có nhắc đến kế hoạch xây dựng Hà Nội thành một thành phố xanh đầy thân thiện. Ngoài cây xanh, sẽ có thêm nhiều công viên, hồ điều hòa mới được xây dựng, nhiều hồ, sông được làm sạch. Cùng đó, TP sẽ quyết liệt hơn trong việc xử lý vấn nạn ô nhiễm môi trường. Chẳng thế mà mới đây, tại phiên giải trình của HĐND TP về vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường và chất thải rắn, đã có sự tham gia của đầy đủ các lãnh đạo cao nhất TP: Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải, Chủ tịch TP Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch HĐND Nguyễn Thị Bích Ngọc. Sau phiên họp này, thành phố đã ra nghị quyết: Nơi nào để xảy ra bức xúc về ô nhiễm, lãnh đạo quận, huyện phải chịu trách nhiệm.

Nhưng, từ kế hoạch đến kết quả là cả một vấn đề, nó không đơn giản như chuyện đạt kế hoạch tăng trưởng bao nhiêu phần trăm một năm. Vấn đề môi trường luôn là bài toán nan giải, hóc búa cho các đô thị lớn trên thế giới.

Môi trường giao thông đang là nỗi ám ảnh với người dân Hà Nội và là nỗi “kinh hoàng” với nhiều du khách. Nếu không quyết liệt và có giải pháp thực tiễn, chỉ ít thời gian nữa, Hà Nội sẽ không thể nhích nổi theo đúng nghĩa đen còn ô nhiễm không khí ngày càng trầm trọng hơn.


Báo Công luận

Vẻ đẹp nên thơ của sông Tô Lịch vào tháng 8/2016 (Ảnh: Dương Tiến Thành). 

Thực tế cho thấy, mỗi ngày, TP Hà Nội phát sinh hơn 6.200 tấn chất thải sinh hoạt nhưng năng lực quản lý, thu gom, xử lý mới đạt khoảng 70%. Hiện vẫn còn số lượng lớn rác chưa được thu gom, xử lý, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở nhiều khu dân cư. Ngay tại khu vực trung tâm như quận Hai Bà Trưng, hiện vẫn chưa tìm được địa điểm làm trạm trung chuyển, dù đã bố trí 850 thùng rác, song so với nhu cầu vẫn thiếu khoảng 750 thùng nên không tránh khỏi tình trạng ùn ứ rác. Nhìn chung, Hà Nội vẫn thiếu hàng chục khu xử lý chất thải rắn…

Mục tiêu TP đặt ra đến năm 2020, Tỷ lệ rác thải sinh hoạt được thu gom, xử lý khu vực đô thị đạt 100%; khu vực nông thôn đạt từ 95% đến 100%; phấn đấu giảm tỷ lệ chôn lấp rác thải còn 30%, tăng tỷ lệ rác thải được tái chế theo công nghệ tiên tiến hiện đại. Thành phố cũng phấn đấu thu gom 100%; xử lý 80% chất thải rắn công nghiệp. Thành phố sẽ quy hoạch để đưa các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm lớn tại các làng nghề ra khu sản xuất tập trung; yêu cầu xây dựng hệ thống xử lý nước thải trước khi xả ra môi trường đối với số hộ có nghề có nguồn xả thải. Để giảm ô nhiễm bụi, thành phố chỉ đạo 100% các công trường xây dựng phải được che chắn và áp dụng các biện pháp giảm bụi…

Được biết, TP đang trông chờ vào các nhà đầu tư để xây dựng thêm nhà máy xử lý rác. Và nếu các nhà đầu tư thực sự quyết tâm và cơ chế, thủ tục thông thoáng, cũng phải mất vài năm nữa “sức ép” về rác ở Thủ đô mới có thể được hạ nhiệt.

Nếu vẫn “thụ động” như thế, bài toán môi trường sẽ trở nên khó khăn. Để Hà Nội xanh, sạch, đẹp, thân thiện, cần một cơ chế đầu tư hiệu quả để nhanh chóng đưa các công trình về môi trường vào sử dụng. Với Hà Nội, đầu tư cho môi trường cũng là việc đầu tư cấp thiết, hiệu quả. Khi môi trường sống được cải thiện, tốc độ phát triển kinh tế, thu hút đầu tư, du lịch của Hà Nội ắt cũng tăng lên.

Nhiều thập kỷ nay với nhiều thế hệ lãnh đạo, 5 con sông của Hà Nội (Tô Lịch, Tích, Kim Ngưu, Nhuệ, Đáy) vẫn mãi là “những dòng sông chết” ô nhiễm nghiêm trọng. Người dân, du khách, cả nước hy vọng về việc đưa những dòng sông này “sống lại”. Bao giờ cho đến bao giờ? Đó thực sự là một câu hỏi đầy khắc khoải.

Mới đây, người ta lại thêm một lần hy vọng khi Thành ủy Hà Nội ban hành Nghị quyết 11-NQ/TU. Nghị quyết này nêu rõ: “Tập trung xây dựng, triển khai các phương án tạo cảnh quan, xử lý môi trường nước, từng bước làm “sống lại” sông Tô Lịch, sông Tích, sông Nhuệ và sông Đáy”. Thời điểm làm sông “sống lại” cũng không còn lâu, chừng 3 năm nữa, tức năm 2020.

Từ nay đến năm 2020, thành phố phấn đấu hoàn thành việc tách nước thải đưa về hệ thống xử lý tập trung trước khi đổ vào hồ, xử lý thành công tất cả các hồ nội thành và các hồ gắn với di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh bị ô nhiễm nghiêm trọng. Bên cạnh đó, 100% người dân ở nông thôn được dùng nước sạch; 100% số hộ có các công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn; 100% các khu, cụm công nghiệp hiện đang hoạt động hoàn thành hệ thống xử lý nước thải tập trung, bảo đảm xử lý đạt Quy chuẩn Việt Nam trước khi thải ra môi trường; 100% các bệnh viện và trung tâm y tế do thành phố quản lý có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường...

Nếu đến năm 2020, khoảng 80% mục tiêu nêu trên trở thành hiện thực thì không quá để nói rằng: Nhiệm kỳ này, các lãnh đạo của Hà Nội thực sự đi vào lịch sử, thực sự là những “người hùng” của Thủ đô!

Để biến những mục tiêu ấy thành những mầm xanh môi trường, thành những chồi non biếc xanh, thành những “cây đời mãi mãi xanh tươi” tất nhiên không chỉ dựa vào những khẩu hiệu, những kế hoạch khô cứng trên giấy. Để có được những điều cụ thể kia, chắc chắn TP phải bỏ ra nhiều nghìn tỷ đồng. Nhưng có lẽ, đó là nhiều nghìn tỷ đồng xứng đáng để đầu tư vì những “đồng vốn” ấy hoàn toàn “sinh lời” cho cuộc sống.

Hà Nội sẽ thành một thành phố đáng sống, tại sao không kỳ vọng và quyết tâm biến điều đó thành sự thực? Bao giờ cũng vậy, muốn gặt hái thành công cần ươm mầm và tích cực chăm bón.

Nguyễn Thạch Trí Vĩnh

Tin khác

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn