Hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu về Ukraine: Mong manh cơ hội hòa bình!

Thứ năm, 11/04/2024 12:22 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Thụy Sĩ và Ukraine đang mong đợi 80 - 100 quốc gia sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh hòa bình đầu tiên dự kiến diễn ra tại thành phố Lucerne, Thụy Sĩ, vào ngày 16 và 17/6 tới. Nhưng giữa mong đợi và hiện thực luôn là khoảng cách, nhất là với một vấn đề nan giải như cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Mong đợi lớn của Thụy Sĩ và Ukraine

Ngày 8/4, trang web chính thức của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đăng tải thông báo nêu rõ, Thụy Sĩ và Ukraine mong đợi 80 - 100 quốc gia sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh hòa bình đầu tiên. Cũng trong thông báo này, nhà lãnh đạo Ukraine tin tưởng, Hội nghị thượng đỉnh sẽ có ý nghĩa to lớn khi tập hợp các đối tác của Kiev để xây dựng lộ trình cho các bước tiếp theo nhằm chấm dứt xung đột.

hoi nghi thuong dinh hoa binh toan cau ve ukraine mong manh co hoi hoa binh hinh 1

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu tại Khóa họp thứ 78 Đại hội đồng Liên hợp quốc ở New York (Mỹ). Ảnh: AFP/TTXVN.

Trước đó, theo Reuters, trong bài phát biểu phát sóng ngày 6/4, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết ông và người đồng cấp Thụy Sĩ Viola Amherd sẽ phải thống nhất về thời điểm tổ chức hội nghị thượng đỉnh hòa bình, sau đó gửi lời mời tới các nhà lãnh đạo thế giới. “Chúng tôi hy vọng sẽ có từ 80 đến 100 quốc gia. Tôi tin rằng đây là số quốc gia ít nhất có thể cố gắng thúc giục Nga đạt được một nền hòa bình công bằng” - ông Zelensky nhấn mạnh. Bên cạnh đó, phát biểu từ Ankara, Tổng thống Ukraine cho biết, Nga sẽ không được mời tham gia Hội nghị thượng đỉnh hòa bình Ukraine vào tháng tới.

Hội nghị thượng đỉnh được tổ chức trong bối cảnh Ukraine đang nỗ lực duy trì sự ủng hộ quốc tế giữa lúc các đồng minh phương Tây có dấu hiệu mệt mỏi vì cuộc xung đột sau khi chiến dịch phản công từ tháng 6/2023 của Kiev thất bại. 

Hồi cuối tháng 1/2024, Chánh Văn phòng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, ông Andriy Ermak đã cho biết Ukraine chấp nhận cùng các đại diện của Nga tham gia hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu lần thứ hai. “Chúng tôi sẵn sàng lắng nghe mọi người. Tại bàn đàm phán, chúng tôi không chỉ có các đối tác từ các nước Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Liên minh châu Âu (EU) mà còn cả các nước ở Nam bán cầu” - Chánh Văn phòng Tổng thống Ukraine khẳng định.

Về phần Thụy Sỹ, với quan điểm trung lập, từng đóng vai trò trung gian hòa giải để giải quyết các xung đột và giờ đây được kỳ vọng có thể giúp tìm ra giải pháp cho cuộc chiến nổ ra từ ngày 24/2/2022 tại Ukraine. Hồi trung tuần tháng 1/2024 tại Davos (Thụy Sĩ), 83 nước đã nhóm họp để tìm điểm chung về công thức hòa bình nhằm chấm dứt xung đột ở Ukraine. Tại Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã đề nghị Thụy Sĩ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh hòa bình.

“Theo đề nghị của Tổng thống Ukraine, Thụy Sĩ đã đồng ý tổ chức một hội nghị thượng đỉnh về công thức hòa bình. Các chi tiết khác hiện đang được xem xét” - Chính phủ Thụy Sĩ cho biết trong một tuyên bố được đưa ra hồi trung tuần tháng 1/2024. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, hội nghị thượng đỉnh hòa bình cho Ukraine được dời đi dời lại qua tháng 3, tháng 4, tháng 5 và hiện nay đang được dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng 6 tại thành phố Lucerne, Thụy Sỹ.

Dự kiến, trong khuôn khổ Hội nghị, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và lãnh đạo của các nước đồng minh dự kiến sẽ thảo luận về phương án giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine. Đồng thời, hội nghị có thể sẽ bao gồm “công thức hòa bình 10 điểm” của ông Zelensky, bao gồm các yêu cầu Nga rút toàn bộ binh sĩ và khôi phục sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.

“Công thức hòa bình” sẽ không khả thi khi không có sự tham gia của Moscow

Đó là phản ứng từ nước Nga trước thông tin Nga sẽ không được mời tham dự Hội nghị. “Phía Thụy Sĩ đã không gửi lời mời Nga tham dự hội nghị. Ngay cả khi chúng tôi nhận được lời mời tham dự một sự kiện như vậy, phía Moscow cũng sẽ không tham gia” - người phát ngôn Đại sứ quán Nga tại Thụy Sĩ Vladimir Khokhlov nói với Đài CNBC.

hoi nghi thuong dinh hoa binh toan cau ve ukraine mong manh co hoi hoa binh hinh 2

Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc họp báo tại Moskva ngày 18/3. Ảnh: AFP/TTXVN.

Moskva cho biết, phản đối việc tổ chức hội nghị hòa bình ở Thụy Sĩ và cho biết nước này sẽ không tham gia vào hội nghị này, ngay cả khi Kiev không phản đối mời phái đoàn Nga.

Trước đó hồi tháng 1/2024, tham dự các cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về tình hình Trung Đông và Ukraine, Ngoại trưởng Nga Lavrov đã chỉ trích “công thức hòa bình” của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. “Tất cả những công thức này là con đường chẳng dẫn tới đâu” - Ngoại trưởng Nga Lavrov khẳng định.

Trong suốt cuộc xung đột, Nga luôn khẳng định sẵn sàng đàm phán với Ukraine. Tuy nhiên, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã ký sắc lệnh cấm mọi cuộc đàm phán với Nga nếu Tổng thống Putin còn nắm quyền. Trong cuộc phỏng vấn với tờ Politico hôm 6/4, Chánh Văn phòng của Tổng thống Zelensky, ông Andrey Yermak, tuyên bố Ukraine quyết liệt phản đối bất kỳ thỏa hiệp nào với Nga.

Về phần mình, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhiều lần khẳng định Moskva luôn sẵn sàng và mở cửa trong việc giải quyết vấn đề thông qua đàm phán. Ông Putin nhấn mạnh, Nga cần các đảm bảo an ninh để cân nhắc đàm phán chấm dứt xung đột với Ukraine và bất cứ cuộc đàm phán nào đều phải dựa vào “tình hình trên thực địa”.

Ngày 6/4, Hãng thông tấn Nga TASS dẫn lời Thủ tướng Áo Karl Nehammer cho rằng Moskva và Kiev nên tham gia đối thoại vì không thể có hòa bình nếu không có Nga. “Sẽ không có hòa bình nếu không có Nga. Tình hình khó giải quyết, nhưng việc khôi phục đối thoại, vào thời điểm thích hợp, sẽ là cần thiết. Chúng ta nên nghĩ cách chấm dứt xung đột” - Người đứng đầu chính phủ Áo nêu rõ.

Nguyễn Hà

Bình Luận

Tin khác

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

(CLO) Khi căng thẳng với Iran giảm bớt, quân đội Israel đang chuẩn bị hoàn thành công việc mà họ cho là còn dang dở: Triệt hạ Hamas khỏi thành trì cuối cùng của lực lượng này ở thành phố Rafah, nơi có hơn một triệu người Palestine đang trú ẩn.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

(CLO) Tạo ra lực lượng lao động sản xuất có năng lực đang được xem là thách thức lớn nhất của Ấn Độ trong bối cảnh đất nước đông dân nhất thế giới quyết vươn lên thành quốc gia "siêu cường".

Tiêu điểm Quốc tế
Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

(CLO) Tại khu vực Tam giác Vàng của Thái Lan, nằm giữa biên giới với Myanmar và Lào, các bảo tàng dành riêng cho quá khứ sản xuất thuốc phiện của khu vực đã được mở cửa.

Tiêu điểm Quốc tế
So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế