Malaysia kêu gọi ASEAN đoàn kết, tránh ngả về Mỹ hay Trung Quốc

Thứ năm, 06/08/2020 15:02 PM - 0 Trả lời

(CLO) Malaysia hôm thứ Tư cảnh báo rằng tranh chấp Biển Đông đã nổi lên như một trận chiến ủy nhiệm quan trọng giữa Mỹ và Trung Quốc, có thể chia rẽ khối ASEAN nếu các nước bị cuốn vào những tranh cãi của các siêu cường.

Bộ trưởng Ngoại giao Hishammuddin Hussein kêu gọi ASEAN đoàn kết, tránh bị lôi kéo vào cuộc tranh cãi giữa các siêu cường - Ảnh: Reuters

Bộ trưởng Ngoại giao Hishammuddin Hussein kêu gọi ASEAN đoàn kết, tránh bị lôi kéo vào cuộc tranh cãi giữa các siêu cường - Ảnh: Reuters

Những bình luận của Bộ trưởng Ngoại giao Hishammuddin Hussein được đưa ra vài ngày sau khi Malaysia gửi một công hàm tới Liên Hợp Quốc bác bỏ các yêu sách hàng hải của Bắc Kinh với hầu hết Biển Đông, thông qua cái gọi là “Đường chín đoạn”.

Động thái đó của Kuala Lumpur diễn ra sau khi Washington cũng đưa ra một tuyên bố tương tự vào tháng 7, khẳng định quan điểm của mình đối với Trung Quốc trong tranh chấp ở Biển Đông.

Tuy nhiên, ông Hishammuddin đã nói với các nhà lập pháp trong quốc hội rằng vị trí của Kuala Lumpur về tranh chấp trên biển là độc lập với quan điểm của các cường quốc bên ngoài.

Malaysia là một trong năm quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm 10 quốc gia, có liên quan và bị ảnh hưởng bởi yêu sách của Trung Quốc tại khu vực Biển Đông.

Hoa Kỳ không phải là một bên tranh chấp nhưng từ lâu đã ủng hộ những yêu sách về chủ quyền của các quốc gia Đông Nam Á, và nói rằng lập trường của Trung Quốc trong vùng biển “gây nguy hiểm cho tự do hàng hải và hàng không”.

Phát biểu bằng tiếng Malay, Bộ trưởng Hishammuddin cho biết chính phủ Malaysia có hai mối quan tâm chính: tránh tham gia vào cuộc cạnh tranh quyền lực lớn, và hàng hải được sử dụng để chia rẽ ASEAN.

“Nếu chúng ta nhượng bộ những câu chuyện và áp lực của các cường quốc, các nước Asean có khả năng sẽ liên kết với một số quốc gia có vị trí cao nhất định”, ông Hishammuddin nói.

Ông Hishammuddin đã tránh chỉ trích trực tiếp Trung Quốc và Hoa Kỳ trong bài phát biểu của mình - một loạt các vấn đề chính sách đối ngoại đã được các nghị sĩ nêu ra sau khi khai mạc phiên họp mới của cơ quan lập pháp hồi tháng trước.

“Đối với các cường quốc, chúng ta phải đoàn kết thành một khối để tối đa hóa hiệu quả sức mạnh chung của chúng ta”, ông Hishammuddin nói, lưu ý rằng Malaysia không phải là quốc gia ASEAN duy nhất tham gia tranh chấp.

“Nếu các quốc gia ASEAN bị chia rẽ, thì đừng hy vọng Malaysia sẽ tự mình đối mặt với Trung Quốc và Hoa Kỳ”.

Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia nói với quốc hội rằng ông dự kiến ​​sẽ nói chuyện với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị trong một cuộc gọi điện đàm vào cuối ngày thứ Tư và với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Michael Pompeo vào thứ Năm.

“Tôi sẽ nêu ra tranh chấp Biển Đông với họ”, ông Hishammuddin nói.

Đường chín đoạn của Trung Quốc bao trùm gần như toàn bộ Biển Đông bị nhiều quốc gia bác bỏ - Ảnh: Reuters

Đường chín đoạn của Trung Quốc bao trùm gần như toàn bộ Biển Đông bị nhiều quốc gia bác bỏ - Ảnh: Reuters

Một báo cáo của Tân Hoa Xã về cuộc gọi điện đàm giữa của Hishammuddin với Wang Yi cho biết, hai Bộ trưởng ngoại giao đã thảo luận về hợp tác song phương giữa cuộc khủng hoảng Covid-19 và tổ chức hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) vào tháng 11 mà Malaysia là nước chủ nhà.

Báo cáo không đề cập đến vấn đề hàng hải nhưng cho biết, hai bên cũng đã có một cuộc trao đổi sâu sắc về quan điểm đối phó với tình hình quốc tế không ổn định và không chắc chắn hiện nay.

Ông Hishammuddin trong bài phát biểu của mình đã nhắc lại rằng chính quyền Malaysia cam kết giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp ngoại giao.

Bộ trưởng cho biết, một bộ quy tắc hiện đang được toàn bộ khối ASEAN đàm phán với Trung Quốc là lộ trình đảm bảo cho việc tránh xung đột trên Biển Đông. Nhưng ông cũng nói thêm rằng Malaysia sẽ không thỏa hiệp về chủ quyền và quyền chủ quyền của mình như một phần của nguyên tắc.

Những nhận xét của Bộ trưởng Hishammuddin là mạnh mẽ nhất của Malaysia về Biển Đông, kể từ khi ông này nhậm chức vào tháng 3 cùng với Thủ tướng Muhyiddin Yassin.

Lập trường của chính phủ mới của Malaysia về tranh chấp trên biển không khác nhiều so với lập trường của chính quyền trước đó, và nó đã bị chỉ trích từ các nhà bình luận phương Tây vì không có lập trường cứng rắn với Bắc Kinh - đặc biệt là khi các tàu Trung Quốc xâm lấn vào vùng biển của họ.

Tuy nhiên, công hàm mới nhất gửi cho Liên Hợp Quốc tuần trước cho thấy thái độ rõ ràng của Malaysia về điều này. Trong đó, Malaysia cho biết họ đã từ chối yêu sách của Trung Quốc theo đường chín đoạn.

Bắc Kinh nói rằng, các yêu sách lãnh thổ của họ đối với các bãi cạn tranh chấp và các khu vực khác trong vùng biển - dựa trên cái gọi là quyền lịch sử - cho phép họ vẽ đường cơ sở thẳng để tạo ra một khu vực tài phán ven biển rộng lớn chiếm tới 80% Biển Đông.

Philippines, Malaysia, Việt Nam, một số nước Đông Nam Á, Mỹ, Australia cho rằng yêu sách của Trung Quốc phải dựa trên Công ước Liên Hợp Quốc năm 1982 về Luật Biển (Unclos). Mà Trung Quốc là thành viên của UNCLOS nhưng lại không tuân thủ.

Nguyễn Hoàng

Tin khác

Elon Musk đến thăm Trung Quốc để thúc đẩy thị trường xe tự lái

Elon Musk đến thăm Trung Quốc để thúc đẩy thị trường xe tự lái

(CLO) CEO Elon Musk của Tesla đã đến Bắc Kinh vào Chủ nhật (28/4) trong một chuyến thăm không báo trước, nơi ông dự kiến sẽ thảo luận về việc triển khai công nghệ Xe tự lái hoàn toàn (FSD).

Thế giới 24h
Ukraine liên tiếp rút quân ở phía đông, ông Zelenskyy thúc giục thêm vũ khí

Ukraine liên tiếp rút quân ở phía đông, ông Zelenskyy thúc giục thêm vũ khí

(CLO) Chỉ huy hàng đầu của Ukraine hôm Chủ nhật (28/4) cho biết, quân đội Kiev đã rút lui khỏi ba ngôi làng ở chiến trường phía đông nước này bởi sức ép quá mạnh từ lực lượng đông đảo của Nga.

Thế giới 24h
Nga tiếp tục cảnh báo mạnh mẽ phương Tây nếu tịch thu tài sản của Nga

Nga tiếp tục cảnh báo mạnh mẽ phương Tây nếu tịch thu tài sản của Nga

(CLO) Ngày 28/4, các quan chức Nga cảnh báo Mỹ và phương Tây rằng Moscow sẽ có phản ứng "ăn miếng trả miếng" và "quyết liệt" nếu tài sản đóng băng của nước này bị tịch thu.

Thế giới 24h
Israel đồng ý 'tham kiến' Mỹ trước khi tấn công Rafah

Israel đồng ý 'tham kiến' Mỹ trước khi tấn công Rafah

(CLO) Ngày 28/4, người phát ngôn an ninh quốc gia Nhà Trắng John Kirby cho biết Israel đã đồng ý lắng nghe những quan ngại và suy nghĩ của Mỹ trước khi tiến hành cuộc tấn công vào thành phố biên giới Rafah ở Gaza.

Thế giới 24h
Ngoại trưởng Blinken nói Mỹ không kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc

Ngoại trưởng Blinken nói Mỹ không kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc

(CLO) Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip tiên tiến sang Trung Quốc không nhằm mục đích kìm hãm nền kinh tế hoặc sự phát triển công nghệ của Trung Quốc.

Thế giới 24h