Mì Hảo Hảo “tố” mì Hảo Hạng có hình thức dễ gây nhầm lẫn

Thứ sáu, 03/04/2015 21:52 PM - 0 Trả lời

Mì Hảo Hảo “tố” mì Hảo Hạng có hình thức dễ gây nhầm lẫn

(Congluan.vn) - Cty CP Acecook Việt Nam (Vina Acecook) vừa công bố thông tin về việc sản phẩm mì ăn liền Hảo Hạng của Cty CP Thực phẩm Á Châu (Asia Foods) có dấu hiệu vi phạm quyền sở hữu nhãn hiệu đối với nhãn hiệu mì Hảo Hảo của Vina Acecook. Sự việc đã được cơ quan chức năng vào cuộc và có kết luận rõ ràng.

Theo văn bản Vina Acecook gửi Asia Foods ngày 03/02/2015 khuyến cáo: Ngày 26/01/2015 vừa qua, Cty có phát hiện trên thị trường lưu hành loại mì ăn liền do Cty Asia Foods, địa chỉ Số 9/2 đường DT743, khu phố 1B, phường An Phú, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương sản xuất dưới nhãn hiệu “Hảo Hạng” dễ gây nhầm lẫn với nhãn hiệu “Hảo Hảo” của Vina Acecook.

Báo Công luận

Hảo Hảo và Hảo Hạng, cả hai nhãn hiệu đều được Cục SHTT cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Thông báo cũng nêu: Cty Acecook Việt Nam hiện là chủ sở hữu hợp pháp nhãn hiệu hàng hóa “Hảo Hảo” số 62360 từ năm 2003 tại Việt Nam cho sản phẩm mì ăn liền thuộc nhóm 30, và đã được gia hạn đến ngày 27/06/2023 theo quyết định gia hạn số 65278/QĐ-SHTT, ngày 15/11/2012 và đề nghị Asia Foods ngừng sản xuất, mua bản sản phẩm trên; thu hồi, tiêu hủy những sản phẩm đã tung ra thị trường và còn tồn…

Tới ngày 05/02/2015, Cty Asia Foods đã có văn bản phúc đáp: “Asia Foods sản xuất, kinh doanh sản phẩm mì Hảo Hạng dựa trên cơ sở pháp lý, thực hiện những đăng ký nhãn hiệu để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp của nhãn hiệu. Và nhãn hiệu Hảo Hạng đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 119302.

Theo chúng tôi, hai bên đang có những suy nghĩa chưa thống nhất và chưa đưa ra những luận chứng cụ thể để giải quyết bất đồng. Do đó chúng tôi đề nghị đại diện hai công ty sớm gặp nhau để trao đổi trên tin thần hợp tác…”

Theo kết luận số 1320/SHTT-TTKN được ký ngày 13/2/2015 của Cục Sở hữu Trí tuệ - Bộ KH&CN về việc ý kiến chuyên môn đã thể hiện nội dung: "Mẫu bao gói mì ăn liền mang dấu hiệu "MÌ Hảo Hạng, TÔM CHUA CAY & Hình” của Công ty CP Thực phẩm Á Châu sử dụng trong thực tế (khác với mẫu được bảo hộ theo GCN ĐKNHHH số 119302) có cách trình bày kiểu chữ “Hảo Hạng”, “Tôm Chua Cay”; đặc biệt là dấu hiệu hình tô mì và sợi mì, hình các con tôm, hình nửa quả chanh cùng các loại rau thơm, hành cùng với tổ hợp màu sắc, đặc biệt màu sắc chủ đạo của bao gói mì là màu đỏ cùng với màu hồng, xanh nước biển, xanh nước biển đậm, xanh nước biển nhạt, xanh lá cây, vàng, vàng nâu, tím, trắng, đen” tạo thành một tổng thể tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu “Hảo Hảo, MÌ TÔM CHUA CAY, Hình” được bảo hộ theo GCN ĐKNHHH số 62360.

Kết luận của  Cục Sở hữu Trí tuệ - Bộ KH&CN ghi rõ: "Vì vậy, hành vi sản xuất, buôn bán, lưu thông, tàng trữ nhằm để bán các sản phẩm mỳ ăn liền mang nhãn hiệu như trên mà không do chủ nhãn hiệu hoặc người được chủ nhãn hiệu cho phép sản xuất sẽ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng và là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu đúng theo quy định tại điều 129.1 Luật Sở hữu trí tuệ..."
 
 
  • An Nhiên

Tin khác

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn