Mô hình tập đoàn kinh tế-"Phép cộng gộp"có tạo nên "quả đấm thép"?

Thứ sáu, 03/04/2015 23:03 PM - 0 Trả lời

Mô hình tập đoàn kinh tế-"Phép cộng gộp"có tạo nên "quả đấm thép"?

Theo đó, sẽ có tập đoàn kinh tế hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp xây dựng và cơ khí nặng do Tổng công ty Sông Đà làm nòng cốt. Tập đoàn kinh tế trong lĩnh vực phát triển nhà và đô thị sẽ do Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) làm nòng cốt. Đề án thí điểm thành lập 2 tập đoàn công nghiệp và xây dựng trên cơ sở gom một loạt “đại gia” trong các lĩnh vực xây dựng, cơ khí và lắp máy hiện nay. Tuy nhiên, xung quanh việc thành lập hai tập đoàn đang có nhiều ý kiến tranh cãi về mô hình, đường lối phát triển và hiệu quả kinh tế của tập đoàn trong tương lai.

Nhà báo và Công luận đã đối thoại với ông Trần Ngọc Hùng - Chủ tịch Tổng hội Xây dưng Việt Nam - về vấn đề này.

Mặc dù vẫn còn băn khoăn về nhiều vấn đề như thời điểm, nhân sự, quy mô và tiêu chí thành lập, nhưng ông Hùng vẫn cho rằng: Việc thành lập các tập đoàn kinh tế, đặc biệt trong ngành xây dựng là xu hướng phát triển tất yếu của thế giới nói chung và của kinh tế Việt Nam nói riêng.

Tập đoàn không phải là phép cộng gộp đơn giản!

+ Nếu là xu hướng tất yếu thì tại sao lại có nhiều ý kiến chưa đồng thuận với Đề án này, thưa ông?
 

- Ông Trần Ngọc Hùng: Tôi cho rằng, người ta chưa đồng thuận là bởi chúng ta chưa xác định được tiêu chí để thành lập tập đoàn. Tôi nghĩ trước tiên cần phải xác định rõ tiêu chí để xác lập tập đoàn. Hiện nay, chúng ta chưa có một khái niệm rõ ràng về tập đoàn, đặc biệt là tập đoàn Nhà nước. Thứ hai, tập đoàn hoàn toàn không phải là phép cộng gộp đơn giản, cần phải xác định rõ cách thức tổ chức và cơ chế hoạt động. Thực tế, mô hình tập đoàn kinh tế Nhà nước đã được thí điểm từ năm 2006 và nay đang tiếp tục mở rộng, theo các chuyên gia, đến nay vẫn chưa có một tổng kết đầy đủ và chính xác. Nhiều yếu kém trong tổ chức, quản lý đã lộ rõ trong thời gian thí điểm vừa qua. Đặc biệt là tình trạng đầu tư dàn trải, đầu tư vào những lĩnh vực không thuộc thế mạnh. Thậm chí, khuôn khổ pháp lý để tổ chức và hoạt động của các tập đoàn cũng chưa đầy đủ. Đến nay vẫn chưa có quy định cụ thể cho việc thành lập, tổ chức, hoạt động của tập đoàn theo Luật Doanh nghiệp. Chính điều này khiến các thành viên tham gia Đề án cảm thấy ngại ngần.

+ Ông nhắc đến việc xác định tiêu chí, vậy theo ông, sẽ có những tiêu chí nào để thành lập tập đoàn kinh tế trong ngành xây dựng khi mà thực tế, chúng ta chưa có quy định cụ thể nào về hoạt động của tập đoàn?

- Ông Trần Ngọc Hùng: Xung quanh vấn đề tiêu chí vẫn còn nhiều ý kiến tranh luận khác nhau nhưng cá nhân tôi cho rằng, đã là tập đoàn là phải có tầm nhìn chiến lược và đó chính là cái để tập đoàn khác với Tổng công ty. Tập đoàn kinh tế thì nên có các Viện nghiên cứu chiến lược mạnh để có thể đưa ra những chiến lược phát triển ứng dụng khoa học công nghệ cũng như những kỹ thuật mới. Mỗi đơn vị muốn lớn lên, bản thân nó phải có những đơn vị tư vấn tốt, tập đoàn lại càng cần điều đó.

Thứ hai, mục đích của tập đoàn không phải là đi nhận những công trình nhỏ lẻ, những công trình không phân định tầm của mình, đã là tập đoàn xây dựng phải đứng ra nhận những công trình quan trọng của quốc gia. Nói như thế để thấy rằng đã là tập đoàn thì không thể đi làm nhà ở nhỏ, lẻ cho người dân mà nên đáp ứng được những tiêu chí đó, chứ không chỉ duy ý chí là phải lên tập đoàn.

Quan trọng vẫn là tầm nhìn

+ Ngoài vấn đề tiêu chí, tôi cho rằng nhiều doanh nghiệp lo ngại còn bởi chưa rõ mô hình tập đoàn ngành xây dựng sẽ ra sao và hiệu quả kinh tế của nó sẽ như thế nào? Ở góc nhìn của một chuyên gia, ông cho rằng, ngành xây dựng nên thành lập tập đoàn theo mô hình nào để có thể đem lại hiệu quả kinh tế tốt nhất?

- Ông Trần Ngọc Hùng: Ngành xây dựng hiện nay có hai loại công việc. Một là đi nhận thầu gồm có nhận thầu từ tư vấn thiết kế đến xây lắp, thứ hai là chuyên tổng thầu xây lắp. Vậy thì nên thành lập tập đoàn theo mô hình nào? Hiện nay, trên thế giới họ đi sâu vào thầu xây lắp nhưng chúng ta thì có xu hướng là xây lắp, tư vấn và cung cấp thiết bị. Tôi nghĩ không nên lẫn lộn hai cái này với nhau. Hiện nay, cũng có nhiều ý kiến nên gộp vào để sản xuất thiết bị cung cấp cho xây lắp. Nhưng rõ ràng nhà máy điện khác, nhà máy lọc dầu khác, nhà máy cơ khí khác v.v… Vì vậy tôi cho rằng, trong xây dựng quan trọng nhất là tập đoàn xây dựng và lắp đặt.



Tập đoàn thứ 2 liên quan đến bất động sản thì tôi nghĩ vẫn có nhiều vấn đề cần suy nghĩ. Xây lắp thì có từ lâu rồi, ngay từ hồi hòa bình lặp lại, chúng ta đã có xây lắp. Nhưng bất động sản thì cũng chỉ mới thôi, từ khi chúng ta bỏ bao cấp nhà ở. Vì vậy, chúng ta phải cân nhắc bởi quản lý đất đai là quản lý đặc biệt, nếu thành lập tập đoàn liên quan đến bất động sản thì tập đoàn này phải quản lý được những đô thị lớn, như thế đòi hỏi những tầm nhìn rất lớn. Hiện nay, chúng ta vẫn nghĩ chuyện quản lý đô thị là chuyện nhỏ nhưng trong tương lai, nó lại là chuyện lớn. Tôi ví dụ, tới đây quy hoạch đô thị đến năm 2050, cả một khu đô thị Láng - Hòa Lạc mới 20 vạn dân. Như thế nếu có tập đoàn đủ mạnh để làm toàn bộ từ hạ tầng cơ sở, nhà máy, sân bay, trường học, khu đô thị… thì quá tốt. Tóm lại, tựu chung vẫn là vấn đề tầm nhìn.

+ Ông cho rằng, tầm nhìn chiến lược là quan trọng số 1, còn vấn đề mô hình chỉ là hình thức, không có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của đơn vị kinh doanh?

- Ông Trần Ngọc Hùng: Đúng vậy, tương lai phát triển, cách thức phát triển mới là điều quan trọng. Nếu không đáp ứng được điều đó, thì cứ để là Tổng công ty, chẳng nên thành Tập đoàn làm gì. Tổng công ty vẫn đang phát triển bình thường, họ vẫn làm điều đó nhưng có điều, họ không có tầm đủ mạnh để thực sự là “quả đấm” cho nền kinh tế. Ví dụ, anh muốn đấu thầu khu đất 1.000 ha của Hà Nội, thành phố yêu cầu anh có 20 nghìn tỷ. Đương nhiên, Tổng công ty thì không đủ vốn, nhưng tập đoàn thì sẽ đủ sức để huy động số vốn như vậy. Vì vậy, cá nhân tôi vẫn ủng hộ việc thành lập các tập đoàn trong ngành xây dựng nhưng điều tôi băn khoăn nhất là vấn đề nhân sự, tư vấn, tầm nhìn của chúng ta đã đủ độ chín để tiến tới thành lập tập đoàn chưa hay chỉ là một phép cộng gộp các tổng công ty lớn.

+ Nhưng lại có ý kiến cho rằng, bên cạnh vấn đề vốn thì giá trị thương hiệu cũng là vấn đề quan trọng không kém. Hai yếu tố trên quyết định đến khả năng cạnh tranh, khả năng sinh lợi... cho các doanh nghiệp. Đề án thành lập tập đoàn kinh tế của ngành xây dựng đã tính đến điều này chưa?

-  Ông TrầnNgọc Hùng: Tôi không có tài liệu đó, nên tôi không phát biểu được. Nếu Bộ xây dựng đã có đủ những tiêu chí đó thì quá tốt nhưng tôi chỉ nghĩ một điều rất quan trọng là trong tập đoàn, phải cố gắng giữ được những thương hiệu mạnh của các công ty thành viên, thương hiệu đó nhiều khi rất quan trọng, nó góp phần tạo thêm uy tín cho tập đoàn. Có những tập đoàn lớn lên từ những thương hiệu nhỏ.
 “Đã là tập đoàn là phải có tầm nhìn chiến lược và đó chính là sự khác biệt giữa tập đoàn với tổng công ty”.


Cần người đủ tầm lãnh đạo tập đoàn

+ Việc thành lập tập đoàn sẽ thuận lợi hơn cho Chính phủ và Bộ Xây dựng trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách lớn trong các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, bất động sản. Tuy nhiên, việc tổ chức và lựa chọn ra một “ông chủ tịch tập đoàn” thực sự có đủ tầm hoạch định chiến lược và chèo lái “con thuyền” tập đoàn để hoạt động hiệu quả cũng là một câu hỏi không dễ trả lời?

Ông TrầnNgọc Hùng: Đúng như vậy nhưng không phải vì thế mà chúng ta không dám làm. Tôi nghĩ rằng, trong hoàn cảnh nào thì bánh xe lịch sử vẫn cứ quay và việc thành lập các tập đoàn kinh tế của ngành xây dựng vẫn phải được tiến hành, có điều lộ trình của nó có phù hợp thời điểm hay không mà thôi.

+ Ông có tin rằng, trong tương lai, Việt Nam sẽ có được những tập đoàn “ngang ngửa” với Huyndai, Samsung… của Hàn Quốc, Honda, Toyota… của Nhật Bản – những thương hiệu quốc gia mạnh đã đưa đất nước họ vượt lên ngang tầm quốc tế hay không?

Ông Trần Ngọc Hùng: Điều đó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, cả chủ quan và khách quan, nhưng, tôi tin, nhất định là chúng ta sẽ có những thương hiệu mạnh. Người Việt Nam đâu có kém cỏi…
Xin được nhắc lại, mô hình tập đoàn, nếu đi đúng bản chất sẽ tạo ra những “quả đấm thép” cho nền kinh tế. Những “quả đấm thép” này sẽ tạo sức bật để đất nước phát triển.    

+ Xin cảm ơn ông!

Lan Anh- Ngọc Lành
(Thực hiện)

Tin khác

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn