Muốn biết một đất nước chưa được tiêm chủng sẽ như thế nào, hãy nhìn sang Uganda!

Thứ năm, 09/09/2021 14:50 PM - 0 Trả lời

(CLO) Một quốc gia chưa được tiêm chủng sẽ sống trong thực tại tàn khốc và một tương lai u ám. Hãy nhìn sang Uganda, chứ đừng nên đến, để cảm nhận được điều đó. Dưới đây là câu chuyện kể của nhà văn Jackee Batanda về những gì đang diễn ra trên đất nước mình trong thảm họa Covid-19.

Phó mặc cho số phận

Vài ngày trước, anh Emmanuel, một nông dân tại Uganda đã trở lại công việc đồng áng sau 5 tháng ngồi không trong nhà. Một trong những điều kiện để anh quay trở lại công việc là đã tiêm phòng vắc xin Covid-19. Anh ấy đến từ Karamoja ở phía đông bắc quốc gia nghèo khó này, nơi mức độ tiêm vắc xin rất thấp.

Bài liên quan

Vì vậy, tôi nghĩ anh ta đang nói dối mình, như nhiều người dân Uganda khác thường làm. Họ đi tìm mua các giấy thông hành giả để có thể di chuyển và làm việc. Tôi đã xem giấy tờ tùy thân của anh ấy và xác nhận anh ấy đã được tiêm chủng thực sự. Emmanuel nói với tôi, cả gia đình anh ấy cũng đã được tiêm phòng.

muon biet mot dat nuoc chua duoc tiem chung se nhu the nao hay nhin sang uganda hinh 1

Học sinh Uganda học ở nhà do không thể đến trường bởi lệnh phong tỏa COVID-19 Ảnh: dpa

Trong khi có rất nhiều người muốn và thậm chí còn nói dối được tiêm phòng, thì mặt khác cũng có nhiều người cố tình né tránh. Annet, quản gia sống tại nhà tôi, là một ví dụ. Cô ấy luôn viện ra cớ để không đi tiêm chủng. Ban đầu cô ấy nói chỉ những người trên 50 tuổi mới được phép tiêm vắc xin. Rồi sau đó, chỉ có giáo viên và những nhân viên trong lĩnh vực thiết yếu mới phải tiêm chủng.

Như vậy, Emmanuel và Annet là 2 đại diện khác nhau cho bối cảnh hiện tại ở Uganda: một phần háo hức được tiêm chủng, tuân thủ các hạn chế và quy trình chống dịch; còn bên kia, nếu không chống lại vắc xin, thì sẽ viện đủ lý do để không đi.

Trong khi một số người Uganda đã có thể tiếp cận với vắc xin, còn những người khác thì từ chối, thì nói chung số lượng vắc xin tại quốc gia chúng tôi vẫn vô cùng thiếu thốn.

Điều này dẫn tới việc người dân Uganda đã đánh mất niềm tin, sau khi các nước phương Tây đang tích trữ vắc xin cho riêng họ, từ chối cung cấp hàng triệu liều cho các quốc gia có nhu cầu rất lớn trên khắp châu Phi, bất kể chúng có thể hết hạn và bỏ phí trong một vài tháng nữa.

Cho đến nay, Uganda mới nhận được tổng cộng 1,3 triệu liều vắc xin - tương đương chỉ khoảng 3% dân số tại quốc gia khá đông đúc và nghèo khó này. Vào tháng 6 năm nay, khi Tổng thống Yoweri Museveni ra lệnh cách ly xã hội 42 ngày vào đợt bùng phát lần thứ hai, người dân Uganda gần như chưa được tiêm vắc xin. Đất nước chúng tôi thực ra đã xử lý rất tốt đợt dịch đầu tiên, song lại “vỗ ngực” quá sớm.

Và rồi đến thời điểm tháng 6, câu chuyện đã trở thành nỗi ám ảnh. Hệ thống y tế thiếu thốn quá nhiều. Điều này đã được cảnh báo, nhưng không nhiều người lo lắng. Rồi khi đại dịch ập đến, những lỗ hổng đã sớm bị lộ ra trong hệ thống y tế nghèo nàn và thiếu thốn của chúng tôi. Người giàu, người có quyền lực hay người có chức vụ - những người có khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế tư nhân – thì gần như không can thiệp hay có tiếng nói nào để giúp các dịch vụ y tế công cải thiện tốt hơn. 

Đợt dịch bùng phát thứ hai đổ bộ vào đất nước Uganda như một cơn cuồng phong. Mỗi ngày, tôi đều nhận được tin đồng nghiệp và bạn bè qua đời, hoặc mất đi những người thân yêu. Các bệnh viện cả tư lẫn công đều phải vật lộn để phục vụ số lượng bệnh nhân nghiêm trọng ngày càng tăng. 

Rất ít người dân Uganda kham nổi các chi phí bệnh viện tư nếu rơi vào tình trạng nghiêm trọng, tức phải sử dụng các công cụ và pháp đồ điều trị rất tốn kém mới có thể sống sót. Thông thường chi phí y tế của phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) trung bình là 24.000 bảng Anh (khoảng 750 triệu VNĐ), bởi vậy phần lớn đều phó mặc sinh mạng cho số phận.

Chúng tôi đã thành lập các quỹ từ thiện (harambees) để giúp đỡ các gia đình khó khăn, song thực ra ngay cả chúng tôi cũng chỉ biết cầu nguyện gia đình mình sẽ được tử thần “Covid-19” bỏ qua mà thôi. Người dân chúng tôi đã tiêu tốn rất nhiều tiền vào các biện pháp chữa bệnh từ bằng thảo dược quảng cáo trên mạng, như loại Covidex được cho là “kỳ diệu”, song chúng có giá rất cao và không được ai kiểm chứng có tác dụng gì hay không.

muon biet mot dat nuoc chua duoc tiem chung se nhu the nao hay nhin sang uganda hinh 2

Người dân Uganda xếp hàng bên ngoài trung tâm y tế để tiêm vắc-xin Covid-19 vào tháng 08/2021 - Ảnh: Xinhua

Bán nhà, bán cửa vì Covid-19

Tôi đã nghe rất nhiều câu chuyện về những người bán tài sản để trang trải chi phí bệnh viện cho người thân. Tôi được kể về một người đàn ông trẻ tuổi đã bán chiếc xe hơi, tiêu hết tiền tiết kiệm và vay mượn khắp nơi để thanh toán chi phí nhập viện ngày càng tăng của mẹ anh ấy. Bây giờ anh ấy chuẩn bị bán nốt nhà cửa và đất đai của mình.

Nhiều gia đình còn phải đi van xin khắp nơi, nhất là các trường hợp không thể đưa thi thể người thân về chôn cất, do các cơ sở y tế tư nhân từ chối trả lại thi thể cho đến khi người thân thanh toán đầy đủ viện phí cho người đã mất.

Vì tất cả những điều này, chúng tôi kêu gọi được tiếp cận với vắc xin với thế giới. Sự tích trữ vắc xin của phương Tây đang khiến châu Phi suy sụp. Tác động kinh tế do đại dịch gây ra cũng đồng nghĩa nhiều nước châu Phi, bao gồm Uganda, không thể mua vắc xin ngay cả thông qua chương trình Covax toàn cầu.

Họ phải dựa vào những khoản quyên góp ít ỏi từ các nhà hảo tâm hoặc các tổ chức từ thiện ở các nước giầu. Với dân số hơn 43 triệu người và số lượng vắc xin quá ít, Uganda sẽ tiếp tục có thêm những đợt giãn cách nữa, sẽ ngày càng nghèo khó và kiệt quệ.

muon biet mot dat nuoc chua duoc tiem chung se nhu the nao hay nhin sang uganda hinh 3

Hầu hết những đứa trẻ vốn đã đói khổ tại Uganda giờ còn đối mặt với tương lai u ám bởi đại dịch Covid-19 - Ảnh: Reuters

Những đứa trẻ bơ vơ và tương lai bị “giãn cách”

Hồi tháng trước, Vương quốc Anh đã chuyển 299.520 liều vắc xin AstraZeneca tới Uganda như một phần trong cam kết cung cấp 100 triệu liều đến các nước đang phát triển thông qua cơ chế Covax.

Chính phủ Mỹ cũng đã tặng 647.000 liều vắc xin Moderna cho chúng tôi vào đầu tháng 9 này, như một phần của chương trình hỗ trợ Covid trị giá 110 triệu USD. Song tất cả những điều này vẫn không thể giúp đất nước chúng tôi có thể trở lại với cuộc sống ở mức tối thiểu.

Phải đến đầu năm 2022, Uganda dự kiến ​​mới nhận thêm được khoảng 12,3 triệu liều vắc xin và đặt mục tiêu tiêm chủng cho khoảng 22 triệu người, xấp xỉ một nửa dân số, với nỗ lực ngăn chặn đại dịch.

Theo số liệu của Bộ y tế Uganda, chỉ khoảng 1,4 triệu người đã được tiêm phòng từ tháng 3 năm nay. Một bài báo gần đây nói rằng 15 triệu học sinh đất nước chúng tôi đã “nghỉ rồi học, học rồi nghỉ” trong suốt 18 tháng, chắc chắn chúng sẽ còn chơi trò “đuổi bắt” này trong nhiều năm nữa.

Cho đến khi vắc xin đạt đủ số lượng cần thiết, tương lai những đứa trẻ, cũng như của hầu hết người dân Uganda, vẫn sẽ bị “giãn cách”!

Câu chuyện của nhà văn Jackee Batanda nói về Uganda nhưng người dân ở nhiều quốc gia chưa hoặc được tiếp cận vắc xin một cách hạn chế hẳn đều nhìn thấy mình trong đó. Chừng nào người dân chưa được tiêm chủng, chừng đó đại dịch COVID-19 sẽ vẫn còn lởn vởn xung quanh cuộc sống của chúng ta.

Lời kêu gọi của Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus, khi đề nghị các quốc gia giàu có ngừng triển khai tiêm mũi thứ ba nhắc lại, có thể xem là lời cầu xin cho một thế giới được an toàn, mạnh khỏe. Như lời một chuyên gia từng nói, thế giới chỉ an toàn khi tất cả mọi người được an toàn. Do đó, thế giới cần chung tay để ai cũng được tiêm chủng trước khi nghĩ tới cuộc sống bình thường.

Hoàng Hải

Bình Luận

Tin khác

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

(CLO) Khi căng thẳng với Iran giảm bớt, quân đội Israel đang chuẩn bị hoàn thành công việc mà họ cho là còn dang dở: Triệt hạ Hamas khỏi thành trì cuối cùng của lực lượng này ở thành phố Rafah, nơi có hơn một triệu người Palestine đang trú ẩn.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

(CLO) Tạo ra lực lượng lao động sản xuất có năng lực đang được xem là thách thức lớn nhất của Ấn Độ trong bối cảnh đất nước đông dân nhất thế giới quyết vươn lên thành quốc gia "siêu cường".

Tiêu điểm Quốc tế
Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

(CLO) Tại khu vực Tam giác Vàng của Thái Lan, nằm giữa biên giới với Myanmar và Lào, các bảo tàng dành riêng cho quá khứ sản xuất thuốc phiện của khu vực đã được mở cửa.

Tiêu điểm Quốc tế
So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế