Ngày mai bầu cử Pháp vòng 2: Ông Macron và bà Le Pen đã hứa hẹn điều gì?

Thứ bảy, 23/04/2022 16:39 PM - 0 Trả lời

(CLO) Vào ngày mai (24/4), nước Pháp sẽ chọn ra một vị tổng thống mới. Hoặc nhiều khả năng Tổng thống đương nhiệm Emmanuel Macron sẽ tái đắc cử.

Tổng thống đương nhiệm Macron đã đạt 27,8% số phiếu bầu trong vòng bầu cử đầu tiên sẽ đối đầu với bà Marine Le Pen, người từng giành được 23,1% số phiếu bầu. Một cuộc khảo sát do nhà cung cấp nghiên cứu đa quốc gia Ipsos thực hiện từ ngày 18 đến 20/4 cho thấy ông Macron có cơ hội thắng cử cao hơn với tỷ lệ ủng hộ dự kiến khoảng 56,5%, trong khi bà Le Pen nhận được 43,5% số phiếu.

ngay mai bau cu phap vong 2 ong macron va ba le pen da hua hen dieu gi hinh 1

Cuộc tranh cử giữa hai ứng viên Tổng thống Pháp. Ảnh: AP

Bài liên quan

Emmanuel Macron

Ông Macron có kế hoạch thực hiện một trăm cuộc cải cách, một chương trình mà ông ước tính lên tới 50 tỷ euro, nếu ông được tái đắc cử.

Ông hứa hẹn sẽ tăng lương hưu tối thiểu lên 1.100 euro từ mức 636 euro hiện tại, để đảm bảo toàn lực lượng lao động vào năm 2027 và củng cố hệ thống chăm sóc sức khỏe quốc gia. Ông cũng có ý định chống buôn bán ma túy trên quy mô lớn và loại trừ việc hợp pháp hóa cần sa.

Ông Macron đề xuất chi 25 tỷ euro cho nghiên cứu về giáo dục và khoa học trong thập kỷ tới. Ông cũng có kế hoạch thành lập các trung tâm nghiên cứu trong các lĩnh vực chiến lược để "thu hút các tài năng khoa học hàng đầu từ khắp nơi trên thế giới".

Ông hứa sẽ giới hạn quyền lực của các nhà lập pháp ở ba nhiệm vụ và cắt giảm một phần ba số thành viên quốc hội và thượng nghị sĩ từ 925 người hiện tại. Trong một cuộc phỏng vấn, ông từng nói "nhiệm kỳ tổng thống 5 năm là quá ngắn đối với nước Pháp".

Tổng thống Macron phản đối ý tưởng về một cuộc trưng cầu dân ý nhằm khôi phục hình phạt tử hình, theo đề xuất của bà Le Pen. Ông còn có kế hoạch tăng ngân sách quốc phòng hàng năm lên 50 tỷ euro vào năm 2025 (ngân sách hiện chiếm 2% GDP, tương đương khoảng 40,9 tỷ euro) và tăng gấp đôi số lính dự bị vào năm 2027, từ hơn 70.000 người hiện nay.

Tổng thống đương nhiệm có xu hướng cứng rắn hơn trong quan điểm của đất nước đối với người di cư và người tị nạn. Ông muốn thúc đẩy các quy định cho việc trục xuất nhanh chóng khỏi Pháp, trong khi những người nước ngoài bị kết tội vi phạm trật tự công cộng cũng sẽ bị trục xuất. Các quy định về giấy phép cư trú cũng sẽ được cải cách và người nộp đơn có thể phải kiểm tra kiến ​​thức về tiếng Pháp của họ.

Trong các tuyên bố của mình về tương lai của năng lượng, ông Macron nhấn mạnh vào các dự án năng lượng tái tạo, với kế hoạch xây dựng các nhà máy điện mặt trời và 50 tuabin gió với công suất 40GW (vào năm 2050). Ngoài ra, ông đã công bố kế hoạch xây dựng ít nhất sáu lò phản ứng hạt nhân thế hệ mới, và sau đó bổ sung thêm tám lò nữa (hiện cả nước có 56 lò phản ứng hạt nhân), để giúp đất nước đạt được mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050.

Ông Macron cũng thúc đẩy một đạo luật về vị trí ưu tiên của nông nghiệp Pháp. Chương trình của ông Macron dự kiến sẽ thu hút ​​các khoản đầu tư để làm cho đất nước bớt phụ thuộc vào nhập khẩu, cũng như các chương trình giáo dục và tài chính cho nông dân trẻ.

Theo Macron, châu Âu nên hạn chế tham gia vào một cuộc xung đột trực tiếp, vì "một cuộc chiến chống lại Nga có thể biến thành một cuộc chiến tranh thế giới", nhưng áp lực ngoại giao nên tiếp tục được đặt lên Nga và các lệnh trừng phạt nên được duy trì.

Marine Le Pen

Bà Le Pen nói rằng mục tiêu của bà là "đoàn kết người Pháp, và làm cho nước Pháp vĩ đại trở lại".

Các vấn đề chính sách xã hội được bà ưu tiên hàng đầu. Bà hứa sẽ chi ít nhất 20 tỷ euro cho hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, cũng như mở rộng khả năng tiếp cận hỗ trợ y tế (hiện chưa có sẵn cho hơn 9 triệu người), thúc đẩy các biện pháp phòng chống bệnh tật ngay từ khi còn nhỏ và tăng lương cho nhân viên y tế.

Bà đề xuất tăng chi tiêu quốc phòng vào năm 2027 lên 3% GDP, tương đương 55 tỷ euro. Các sáng kiến ​​của bà bao gồm dự luật thúc đẩy ngân sách thực thi pháp luật tăng thêm 1,5 tỷ euro mỗi năm. Bà hứa sẽ đảm bảo "độc lập dân tộc", chống lại Hồi giáo cực đoan và khôi phục "an ninh cho tất cả mọi người".

Bà Le Pen đã lên tiếng ủng hộ năng lượng hạt nhân là nguồn chính đảm bảo cân bằng năng lượng của EU. Bà cho rằng điều quan trọng là phải hủy bỏ việc sản xuất năng lượng gió và dần dần dỡ bỏ các cơ sở sản xuất năng lượng gió hiện có để đầu tư vào các dự án năng lượng hạt nhân, thủy điện và hydro.

Nếu được bầu, bà Le Pen cho biết bà sẽ đưa ra trưng cầu dân ý về một cuộc cải cách hiến pháp để tăng cường tính tối cao của luật pháp quốc gia đối với luật pháp của Liên minh Châu Âu.

Bà Le Pen cũng chuẩn bị tiến hành một cuộc cải tổ EU (dự kiến ​​thành lập một "liên minh các quốc gia châu Âu" với hầu hết các chủ quyền) và cắt giảm đóng góp của Pháp cho EU từ 8-9 tỷ euro xuống còn 5 tỷ euro. Bà sẽ xúc tiến việc Pháp rút khỏi bộ chỉ huy quân sự của NATO, để "nước này không bao giờ bị lôi kéo vào các cuộc xung đột quốc tế trái với ý muốn của mình".

Le Pen tin rằng Crimea là lãnh thổ của Nga, vì "quyết định về quy chế của bán đảo được đưa ra tại một cuộc trưng cầu dân ý". Bà cho biết "các lệnh trừng phạt mà EU áp đặt vào năm 2014 không ảnh hưởng đến Nga, nhưng gây tổn hại cho nông dân Pháp".

Bình luận về kế hoạch của EU nhằm cấm dầu của Nga, bà Le Pen cho rằng đó là một ý kiến ​​tồi. Bà mô tả đây là một sai lầm của hành động không thân thiện của châu Âu đối với Nga và tin rằng không thể phủ nhận "Ukraine nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Nga, giống như cách Canada nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Mỹ".

Bà cũng cho rằng Pháp nên ở "khoảng cách như nhau với cả Mỹ và Nga", điều sẽ cho phép đất nước "tạo ra sự cân bằng và đóng vai trò của một người hòa giải".

Bà kêu gọi tiếp tục cung cấp vũ khí phòng thủ cho Ukraine và hỗ trợ tài chính, nhưng phản đối ý tưởng gửi vũ khí sát thương cho Kiev. Sau khi hoạt động đặc biệt ở Ukraine kết thúc, bà Le Pen có kế hoạch đề xuất "một sự tái hợp tác chiến lược giữa NATO và Nga" vì theo quan điểm của bà, điều này sẽ có lợi cho các bên.

Quốc Thiên 

Bình Luận

Tin khác

Nắng nóng lên tới 50 độ C khiến nhiều trường học phải đóng cửa ở Philippines

Nắng nóng lên tới 50 độ C khiến nhiều trường học phải đóng cửa ở Philippines

(CLO) Philippines đang phải đối mặt với mùa hè nóng bức gay gắt cùng với hiện tượng El Nino khiến nhiệt độ tăng cao kỷ lục, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả việc học tập của học sinh.

Thế giới 24h
Tàu vượt biên chìm ở Hy Lạp, nhiều người thiệt mạng và mất tích

Tàu vượt biên chìm ở Hy Lạp, nhiều người thiệt mạng và mất tích

(CLO) Lực lượng bảo vệ bờ biển Hy Lạp đã tìm thấy thi thể một người di cư và đang tìm kiếm ít nhất 4 người khác mất tích sau khi tàu của họ chìm ngoài khơi đảo Samos vào Chủ nhật (28/4).

Thế giới 24h
Tổng thống Palestine nói chỉ Mỹ mới ngăn được Israel tấn công Rafah

Tổng thống Palestine nói chỉ Mỹ mới ngăn được Israel tấn công Rafah

(CLO) Ngày 28/4, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas cho biết chỉ có Mỹ mới có thể ngăn chặn Israel tấn công thành phố biên giới Rafah ở Gaza, đồng thời nói thêm rằng cuộc tấn công dự kiến ​​​​trong vài ngày tới có thể buộc phần lớn người dân Palestine phải chạy trốn khỏi vùng đất này.

Thế giới 24h
Elon Musk đến thăm Trung Quốc để thúc đẩy thị trường xe tự lái

Elon Musk đến thăm Trung Quốc để thúc đẩy thị trường xe tự lái

(CLO) CEO Elon Musk của Tesla đã đến Bắc Kinh vào Chủ nhật (28/4) trong một chuyến thăm không báo trước, nơi ông dự kiến sẽ thảo luận về việc triển khai công nghệ Xe tự lái hoàn toàn (FSD).

Thế giới 24h
Ukraine liên tiếp rút quân ở phía đông, ông Zelenskyy thúc giục thêm vũ khí

Ukraine liên tiếp rút quân ở phía đông, ông Zelenskyy thúc giục thêm vũ khí

(CLO) Chỉ huy hàng đầu của Ukraine hôm Chủ nhật (28/4) cho biết, quân đội Kiev đã rút lui khỏi ba ngôi làng ở chiến trường phía đông nước này bởi sức ép quá mạnh từ lực lượng đông đảo của Nga.

Thế giới 24h