Nhật Bản tìm cách cân bằng giữa lằn ranh rạn nứt Mỹ, Trung

Thứ sáu, 25/09/2020 09:29 AM - 0 Trả lời

(CLO) Các công ty Nhật Bản không đủ khả năng chọc giận một thị trường lớn hay một đồng minh mạnh. Khi ông Abe Shinzo đảm nhiệm chức thủ tướng Nhật Bản lần hai vào năm 2012, mối quan hệ với Trung Quốc dần đi xuống.

Báo Công luận

Căng thẳng tại các hòn đảo tranh chấp đã đưa hai nước đến bờ vực xung đột. Các đại lý ô tô Nhật Bản ở Trung Quốc bị đốt phá. Các cuộc biểu tình ở nhà máy Panasonic chuyển sang hình thức bạo động.

Sau đó, tình hình dịu bớt và quan hệ hai nước ấm lên. Ngài Abe đã lên kế hoạch đón ông Tập Cận Bình đến viếng thăm chính phủ ở Tokyo vào mùa xuân này, chuyến đi đầu tiên của vị lãnh đạo Trung Quốc kể từ năm 2008.

Các tập đoàn Nhật Bản cũng dùng bữa với thái độ thân thiện.

Giao dịch mỗi năm giữa Trung Quốc và Nhật Bản, hai nước có nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba thế giới, lên tới 300 tỷ đô la Mỹ. Các công ty Nhật Bản đã tích lũy số tài sản hơn 130 tỷ đô la Mỹ ở Trung Quốc.

Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào đây đạt mức cao nhất mọi thời đại là 14,4 tỷ đô la vào năm ngoái.

Theo Morgan Stanley, một ngân hàng đầu tư, đã liệt kê danh sách các công ty niêm yết Nhật Bản chỉ thu được 4% doanh thu từ Trung Quốc.

Nhà kinh tế học Tokyo Jesper Koll tính rằng 26% lợi nhuận của họ bị ràng buộc bởi Trung Quốc thông qua các nhà cung ứng hoặc khách hàng, nhiều hơn phụ thuộc vào Mỹ.

Ông ước tính tỷ lệ lợi nhuận này đã tăng vọt lên 63% trong quý thứ hai, khi nền kinh tế Trung Quốc phục hồi nhanh hơn các nền kinh tế khác từ đại dịch covid-19.

Giờ đây, dịch cúm lại bùng lên lần nữa. Covid-19 đã ngăn cản cho chuyến viếng thăm của ông Tập.

Chiến dịch đàn áp của Trung Quốc đối với nền dân chủ ở Hong Kong và cuộc chiến tranh lạnh về kinh tế giữa Bắc Kinh và Washington đã khiến các quan chức cấp cao Nhật Bản nói rằng Trung Quốc có nhiều nguy cơ hơn là cơ hội.

Đầu năm nay, chính phủ của ông Abe đã áp đặt các hạn chế mới đối với đầu tư nước ngoài để bảo vệ một số ngành công nghiệp nhất định, đã bị phá hoại bởi Covid-19, và tránh khỏi những đầu cơ trục lợi từ Trung Quốc.

Đại dịch cùng với bóng ma từ các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với các công ty Trung Quốc như Huawei, một gã khổng lồ về thiết bị viễn thông, đang khiến các công ty Nhật Bản phải suy nghĩ lại về sự ổn định của chuỗi cung ứng này, không duy về hiệu suất, ông Ke Long, nhà cố vấn thuộc Viện Nghiên cứu chính sách Tokyo, cho biết.

Việc ông Abe đột ngột từ chức vào ngày 28 tháng 8 vì lý do sức khỏe đã làm gia tăng tình trạng bất ổn này.

Tuy nhiên, càng điều tra sâu thì tình hình càng phức tạp hơn.

Một nguồn tin thân cận phía chính phủ cho biết, mục tiêu của họ là tập trung “một số điểm nghẹt chiến lược” ở Trung Quốc chẳng hạn như nguồn cung cấp y tế, đồng thời "giữ cho nhiều khu vực mở cửa vì hoạt động thương mại".

Vì thế, không có nhiều sự tách biệt lớn, mà là một sự tái cân bằng thầm lặng.

Tân thủ tướng Nhật Bản Suga. Ảnh: Al Jazeera

Tân thủ tướng Nhật Bản Suga. Ảnh: Al Jazeera

Ví dụ tiêu biểu là dự án trị giá 244 tỷ Yên (2,2 tỷ USD) của ông Abe nhằm thúc đẩy các công ty Nhật Bản đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ để tách khỏi Trung Quốc.

Vào tháng 7, có khoảng 57 công ty, bao gồm Iris Ohyama, một nhà sản xuất nhựa lớn và Sharp, nhà sản xuất thiết bị điện tử, đã nhận được tổng cộng 57 tỷ yên để đầu tư vào sản xuất tại nhà; còn những người khác nhận được sự giúp đỡ để xây dựng nhà máy ở Đông Nam Á.

Nhưng trong số 87 các dự án thắng cuộc, có 60 dự án sẽ sản xuất khẩu trang, thuốc khử trùng, thuốc hay các vật tư y tế khác.

Kinh doanh ở Trung Quốc không phải là điều kiện tiên quyết cho việc nhận hỗ trợ để rời đi; nhiều công ty, đặc biệt là công ty vừa và nhỏ chiếm đa số ứng viên, chỉ có vài người hoặc không có một ai.

Một giám đốc điều hành tại Novel Crystal Technology, một nhà cung cấp chất bán dẫn, phát biểu rằng công ty ông đã nộp đơn xin trợ cấp để giảm tình trạng quá tải ở thị trường Mỹ.

Ông Onishi Yasuo, cựu quan chức của Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản, một pháp nhân hành chính độc lâp, phát biểu rằng số tiền đưa ra là quá nhỏ để có thể tách ra hoàn toàn.

Ông Ke nói, hầu hết các công ty Nhật Bản hay tiếp xúc với Trung Quốc luôn trong chế độ “chờ mà xem”.

Mỹ có thể sẽ sớm có chính phủ mới. Phạm vi và việc thực thi các lệnh trừng phạt của Mỹ rất mơ hồ.

Ngay cả khi căng thẳng tiếp tục gia tăng, các tập đoàn Nhật khó có thể hoạt động như một khối thống nhất.

Những nhà sản xuất các sản phẩm đặc thù có thể rút khỏi Trung Quốc. Nhưng các công ty có hoạt động kinh doanh lớn ở Trung Quốc, chẳng hạn như các nhà sản xuất ô tô, sẽ không thể rời đi.

Về lâu dài, rủi ro đối với doanh nghiệp Nhật Bản là yếu tố địa chính trị hơn là cạnh tranh.

Trung Quốc đã từng có lần chuyển mình, từ một vùng đất có lao động giá rẻ thành một thị trường tiêu thụ bùng nổ; có hơn 70% sản phẩm của các chi nhánh thuộc Nhật Bản ở Trung Quốc được bán tại đây.

Giờ đây, một sự thay đổi thứ hai đang diễn ra, từ thị trường tiêu dùng sang đối thủ về công nghệ tiên tiến.

Cuộc khảo sát hàng năm mới nhất về 74 sản phẩm và dịch vụ công nghệ của Nikkei, một tờ báo kinh tế Nhật Bản, cho thấy năm ngoái, các công ty Trung Quốc đã vượt Nhật Bản về thị phần đối với màn hình tinh thể lỏng lắp trong điện thoại thông minh và chất cách điện cho pin lithium-ion dùng trong xe điện.

Theo quan sát của một cố vấn cho một ngân hàng lớn của Nhật Bản, đó là điều thực sự khiến các công ty Nhật Bản lo lắng.

Vân Trần

Tin khác

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

(CLO) Khi căng thẳng với Iran giảm bớt, quân đội Israel đang chuẩn bị hoàn thành công việc mà họ cho là còn dang dở: Triệt hạ Hamas khỏi thành trì cuối cùng của lực lượng này ở thành phố Rafah, nơi có hơn một triệu người Palestine đang trú ẩn.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

(CLO) Tạo ra lực lượng lao động sản xuất có năng lực đang được xem là thách thức lớn nhất của Ấn Độ trong bối cảnh đất nước đông dân nhất thế giới quyết vươn lên thành quốc gia "siêu cường".

Tiêu điểm Quốc tế
Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

(CLO) Tại khu vực Tam giác Vàng của Thái Lan, nằm giữa biên giới với Myanmar và Lào, các bảo tàng dành riêng cho quá khứ sản xuất thuốc phiện của khu vực đã được mở cửa.

Tiêu điểm Quốc tế
So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế