Ottchil và nghệ thuật sơn mài đương đại của Hàn Quốc

Thứ sáu, 31/05/2019 09:45 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trong khuôn khổ cuộc Triển lãm nghệ thuật Ottchil đang diễn ra tại Hà Nội, các nghệ sĩ Hàn Quốc đã có hoạt động giới thiệu một số công đoạn trong quá trình chế tác Ottchil theo phương pháp truyền thống.

XX

Sơn mài là một chất liệu truyền thống của nhiều nước châu Á. Ở Hàn Quốc, sơn mài được gọi là Ottchil. Cũng như Việt Nam, Ottchil được sử dụng vào chế tác các tác phẩm nghệ thuật, đồ gia dụng, đồ trang trí... Cùng với sự phát triển của mỹ thuật, sơn mài trở thành chất liệu sáng tác trong hội họa.

Tại cuộc Triển lãm nghệ thuật Ottchil lần này, phía Hàn Quốc giới thiệu 47 tác phẩm của 15 nghệ sĩ sơn mài đương đại Hàn Quốc. Các tác phẩm tham dự triển lãm lần này đề cập đến nhiều chủ đề khác nhau: Thiên nhiên, tĩnh vật, đời sống,… Các tác phẩm được giới chuyên môn đánh giá cao về độ tinh xảo cũng như sự đa dạng trong cách thể hiện.

Các nghệ sĩ Hàn Quốc đã có buổi tọa đàm giới thiệu về quy trình đào tạo bậc đại học cho những người đam mê Ottchil và giới thiệu một số công đoạn trong chế tác Ottchil đương đại.

Trình diễn chế tác Ottchil. Ảnh: V.H

Trình diễn chế tác Ottchil. Ảnh: V.H

Sau khi trình diễn toàn bộ các đồ chế tác và vật liệu Ottchil sẽ được phía Hàn Quốc tặng lại cho Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam để bổ sung vào kho tư liệu, phục vụ việc nghiên cứu và tham quan dành cho những ai quan tâm đến bộ môn nghệ thuật này.

Mặc dù có nhiều điểm tương đồng về nguyên liệu và chế tác nhưng ở mỗi nước sơn mài lại được khai thác theo những cách khác nhau tạo nên dấu ấn riêng, mang nét văn hóa riêng. Tại Việt Nam, các họa sĩ thường sử dụng sơn ta lấy từ nhựa cây sơn ở Phú Thọ, một loại sơn tự nhiên không độc, có độ bền cao được luyện thành sơn chín cùng các chất liệu tự nhiên khác như vàng, bạc, son, vỏ trứng… để pha màu và vẽ lên mặt tranh. Hồn của tranh sơn mài và tài của họa sĩ Việt được quyết định và thể hiện qua quá trình mài tranh. Đây chính là điểm khác biệt của tranh sơn mài Việt. Nhiều họa sĩ Việt Nam đã thành danh với nghệ thuật sơn mài như Trần Đình Thọ (1919 - 2011), Nguyễn Gia Trí (1909 - 1993), Trần Văn Cẩn (1910 - 1994)…

Nghệ thuật Ottchil (sơn mài) của Hàn Quốc chủ yếu sử dụng kỹ thuật Najeon-chil (kỹ thuật sử dụng vỏ trai, vỏ sò…) để sáng tác các tác phẩm hội họa. Sơn Ottchil được khai thác từ cây sơn Ott-namu, một loại sơn tự nhiên, thân thiện với môi trường và không gây hại tới con người. Ottchil có đặc tính nổi bật là chống nước, chống mối mọt, chống côn trùng và không bị biến đổi màu sắc, độ bền dù trải qua khoảng thời gian dài.

Tử Hưng

Tin khác

Chiêm ngưỡng những kỷ vật kháng chiến gắn với chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng những kỷ vật kháng chiến gắn với chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phản ánh về trận quyết chiến lược Điện Biên Phủ năm 1954 hiện đang thu hút nhiều người dân Thủ đô Hà Nội và du khách quốc tế tới tham quan, khám phá.

Đời sống văn hóa
Hào hứng Lễ hội thả diều - Hello Sunny Phan Thiết

Hào hứng Lễ hội thả diều - Hello Sunny Phan Thiết

(CLO) Hơn 100 cánh diều đầy màu sắc và hình dạng độc đáo bay lượn giữa bầu trời xanh tại Lễ hội thả diều Hello Sunny Phan Thiết.

Đời sống văn hóa
Họa sĩ Lê Vinh - Bậc thầy vẽ tranh bằng bút bi cực thực

Họa sĩ Lê Vinh - Bậc thầy vẽ tranh bằng bút bi cực thực

(NB&CL) Được đào tạo sử dụng các chất liệu màu nước, sơn dầu, lụa, khắc gỗ… nhưng họa sĩ Lê Vinh, chàng trai sinh năm 1979 tại huyện Ba Vì, Hà Nội, lại chọn hướng đi riêng sau khi tốt nghiệp, để rồi thể loại tranh vẽ bằng bút bi mới lạ đưa anh trở thành hiện tượng trong làng hội họa Việt Nam.

Đời sống văn hóa
Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

(CLO) Ngày 28/4, tại trung tâm thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình), Ủy ban nhân dân thành phố Đồng Hới đã tổ chức Lễ hội đường phố năm 2024, với sự tham gia của hàng trăm nghệ sĩ biểu diễn nhiều tiết mục văn nghệ, thời trang...

Đời sống văn hóa
Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

(CLO) Được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Đồi C4 anh hùng, Đồi Ba cây thông… từ năm 1965 đến năm 1973 của thế kỷ trước, trên Đồi C4 đã diễn ra những trận chiến đấu ác liệt của các chiến sĩ Đại đội 4 thuộc Trung đoàn 228 nhằm tiêu diệt máy bay của Đế quốc Mỹ dội bom xuống cầu Hàm Rồng.

Đời sống văn hóa