Quan tâm đầu tư phát triển hơn nữa nhóm dân tộc khó khăn đặc thù, để "không ai bị bỏ lại phía sau"

Chủ nhật, 03/12/2023 20:21 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đảng và Nhà nước luôn quan tâm chăm lo phát triển đời sống đồng bào các DTTS, đặc biệt là đồng bào các dân tộc khó khăn.Trong 10 dự án của CT MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS & MN giai đoạn 2021 - 2030, đã có dự án riêng dành cho các DTTS có khó khăn đặc thù.

1. Nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến đời sống an sinh nhằm nâng cao chất lượng dân số của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Hàng loạt chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật đều hướng đến mục tiêu này. Đây là tiền đề cho sự phát triển hơn nữa quyền lợi của đồng bào DTTS trong xã hội và từ đó nhằm thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng đồng bào DTTS và miền núi.

quan tam dau tu phat trien hon nua nhom dan toc kho khan dac thu de khong ai bi bo lai phia sau hinh 1

Dân tộc Chứt là một trong 14 dân tộc có khó khăn đặc thù của cả nước. Với hàng loạt chính sách dân tộc mà Đảng, Nhà nước đã và đang triển khai trong nhiều năm nay, đời sống đồng bào Chứt ở Quảng Bình, đang có nhiều chuyển biến tích cực.

Đặc biệt với nhóm DTTS có khó khăn đặc thù, Đảng và Nhà nước ta càng đặc biệt quan tâm.  Như khẳng định của ông Lưu Xuân Thủy, Vụ trưởng Vụ Dân tộc thiểu số (DTTS):  Với mục tiêu “không để ai ở lại phía sau”, Đảng, Nhà nước ta đặc biệt đã có chính sách đặc thù hỗ trợ đầu tư, bảo tồn phát triển đối với các DTTS rất ít người (dưới 10.000 người)

Từ năm 2006 - 2010, ngân sách Nhà nước đã thực hiện 6 dự án hỗ trợ phát triển kinh tế -xã hội cho 5 dân tộc Si La, Pu Péo, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm (có dân số dưới 1.000 người).

Từ năm 2013 - 2018, Chính phủ đã ban hành Đề án Phát triển kinh tế - xã hội vùng đối với các dân tộc: Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao cho 03 tỉnh: Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu. Các địa phương đã triển khai đầu tư công trình hạ tầng thiết yếu, như:  điện, đường giao thông, nước sinh hoạt, nhà sinh hoạt cộng đồng, thủy lợi, cầu treo…; hỗ trợ dinh dưỡng cho trẻ nhỏ dưới 5 tuổi; lắp đặt trạm truyền thanh không dây; duy trì hoạt động đội văn nghệ thôn bản; chiếu phim lưu động; hoạt động lễ hội truyền thống; tổ chức lớp tập huấn, tuyên truyền về bình đẳng giới, tham quan học tập kinh nghiệm, mô hình sản xuất...

Về giáo dục đào tạo, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 2123/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010-2015 với mục tiêu tạo điều kiện phát triển về số lượng, nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ em, học sinh, sinh viên các dân tộc rất ít người; Chính phủ đã ban hành Nghị định số 57/2017/NĐ-CP quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên DTTS rất ít người.

Về kinh tế - xã hội, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1672/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế - xã hội vùng các dân tộc: Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao, thực hiện tại 88 thôn, bản trên 27 xã thuộc 9 huyện của các tỉnh: Lai Châu, Điện Biên và Hà Giang.

Đặc biệt, ngày 31/10/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2086/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các DTTS rất ít người giai đoạn 2016-2025. Đề án này có đối tượng áp dụng rộng (thực hiện tại 194 thôn, bản sinh sống tập trung các DTTS rất ít người trên địa bàn 93 xã thuộc 37 huyện của các tỉnh Cao Bằng, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Kon Tum). Mục tiêu nhằm duy trì, phát triển, nâng cao vị thế của các DTTS rất ít người; xóa đói, giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào một cách bền vững.

2.Tỉnh Lai Châu là địa bàn duy nhất trên cả nước, có đồng bào dân tộc Mảng- một trong những dân tộc đặc biệt khó khăn của cả nước-  sinh sống. Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh hiện có 1.110 hộ, 5.674 khẩu đồng bào dân tộc Mảng, chiếm 1,26% dân số toàn tỉnh. Đồng bào dân tộc Mảng sinh sống tại 3 huyện: Sìn Hồ, Mường Tè, Nậm Nhùn. 

quan tam dau tu phat trien hon nua nhom dan toc kho khan dac thu de khong ai bi bo lai phia sau hinh 2

ỉnh Lai Châu là địa bàn duy nhất trên cả nước, có đồng bào dân tộc Mảng- một trong những dân tộc đặc biệt khó khăn của cả nước-  sinh sống.

Nhiều năm qua, đồng bào dân tộc Mảng đã được hưởng đầy đủ các chế độ chính sách ưu tiên đặc biệt của Đảng và Nhà nước. Thế nhưng do phong tục tập quán còn lạc hậu, cộng với các tệ nạn xã hội, nên nhiều năm trôi qua, cuộc sống của đồng bào Mảng vẫn chưa thoát được đói nghèo.

Tại thời điểm tháng 4/2019, tỷ lệ nghèo của dân tộc Mảng lên tới... 76,5% (trong đó tỷ lệ hộ nghèo là 66,3%, tương ứng 637 hộ; tỷ lệ hộ cận nghèo là 10,2%, tương ứng 98 hộ). Thậm chí, khi áp dụng chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 – 2025 theo Nghị định số 7/2021/NĐ-CP của Chính phủ, tỷ lệ nghèo trong đồng bào dân tộc Mảng đã tăng đột biến.

Như tại huyện Mường Tè - nơi sinh sống của 218 hộ dân tộc Mảng, theo Quyết định số 1141/QĐ-UBND ngày 7/6/2022 phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo thời điểm tháng 6/2022 của UBND huyện Mường Tè, trên địa bàn huyện có tới 215 gia đình dân tộc Mảng là hộ nghèo, còn lại là hộ cận nghèo. Trong tổng số 215 hộ nghèo là dân tộc Mảng ở Mường Tè thì xã Vàng San có 158 hộ (toàn xã có 395 hộ nghèo), xã Bum Nưa có 36 hộ, xã Pa Vệ Sủ có 21 hộ. Tại xã Vàng San, nơi có số hộ nghèo dân tộc Mảng nhiều nhất huyện Mường Tè, đồng bào hầu như không có vốn sản xuất, kinh doanh, không có công cụ/phương tiện sản xuất,… 

Và giờ đây, vẫn còn không ít đồng bào DTTS tại nhiều địa phương cũng vẫn đang trong khoản cảnh đặc biệt khó khăn như đồng bào dân tộc Mảng.  Theo kết quả Điều tra kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2019 cho thấy, có nhiều DTTS rất ít người có tỷ lệ hộ nghèo cao hơn bình quân chung của 53 DTTS từ 1,5 - 2,2 lần; 7/13 dân tộc có trên 30% người dân trên 15 tuổi chưa đọc thông viết thạo tiếng phổ thông, cao hơn 1,5 lần so với tỷ lệ bình quân chung của người DTTS.

Vì vậy, dù nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chăm lo phát triển đời sống đồng bào các DTTS, đặc biệt là đồng bào các dân tộc có khó khăn đặc thù, tuy nhiên, thực tế hoàn cảnh sống của đồng bào cho thấy vẫn rất cần có thêm những chính sách hỗ trợ đặc biệt để các dân tộc rất ít người không bị tụt hậu xa hơn so với các dân tộc khác và hòa nhập với tiến trình phát triển chung của các dân tộc khác.

3. Từ yêu cầu bức thiết ấy, trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng DTTS và miền núi (MN) giai đoạn 2021 - 2030, Ủy ban Dân tộc đã tham mưu xây dựng một Dự án riêng cho đồng bào các dân tộc có khó khăn đặc thù. Dự án có tên gọi: “Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đối với các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù", cụ thể là Tiểu dự án 01, Dự án 9 của Chương trình.

Theo Quyết định số 1227/QĐ-TTg ngày 14/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021 - 2025, cả nước có 14 DTTS có khó khăn đặc thù bao gồm: Si La, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Pu Péo, Cống, Mảng, Bố Y, Lô Lô, Cờ Lao, Lự, Pà Thẻn, Chứt, La Ha. 14 DTTS này được thụ hưởng các chính sách của Tiểu dự án 1, Dự án 9. 

Dự kiến trong giai đoạn 2021-2025, sẽ phân bổ nguồn vốn để thực hiện Tiểu dự án 1, là trên 6.699 tỷ đồng. Trong đó: Ngân sách Trung ương: 6.610,272 tỷ đồng (vốn đầu tư: 1.966,409 tỷ đồng; vốn sự nghiệp: 4.643,863 tỷ đồng); Ngân sách địa phương: 88,866 tỷ đồng.

Theo đó, các hộ dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù có thể được hỗ trợ giống, chuồng trại, một số vật tư đầu vào để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao; hỗ trợ tiêm vắc-xin tiêm phòng các dịch bệnh nguy hiểm cho gia súc, gia cầm; Hỗ trợ nâng cao kiến thức, trình độ năng lực sản xuất, tổ chức lớp tập huấn cho các hộ gia đình về kiến thức sản xuất tại thôn, bản và tham quan học tập trao đổi kinh nghiệm cho cộng đồng; Hỗ trợ xây dựng mô hình, tổ hợp tác liên kết theo chuỗi sản xuất tiêu thụ sản phẩm và các hoạt động phát triển sản xuất khác do cộng đồng đề xuất phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tổ chức hoạt động tư vấn dinh dưỡng, hỗ trợ dinh dưỡng cho bà mẹ trước, trong và sau sinh; khám, quản lý thai nghén và chăm sóc y tế đối với phụ nữ mang thai, hỗ trợ phụ nữ mang thai được tầm soát các loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến; hỗ trợ sinh con đúng chính sách dân số và phương tiện đi lại cho bà mẹ mang thai.

Đối với trẻ em dưới 05 tuổi: Hỗ trợ trẻ sơ sinh được tầm soát các loại bệnh bẩm sinh phổ biến; điều trị, cung cấp bổ sung dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi; hỗ trợ đảm bảo bữa ăn dinh dưỡng công thức (cơm/cháo dinh dưỡng công thức ăn liền) cân đối hợp lý và sữa học đường cho trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập. Xây dựng mô hình nâng cao chất lượng dân số tại thôn, bản có đông đồng bào các dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù sinh sống tập trung…

Đối với các thôn tập trung đông đồng bào dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù, có tỷ lệ hộ nghèo cao được đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng; ưu tiên đầu tư các thôn đặc biệt khó khăn về đường giao thông, điện sản xuất, sinh hoạt, thủy lợi, công trình chống sạt lở, các công trình về văn hóa - giáo dục…

Tới nay sau 2 năm triển khai, Tiểu dự án 1, Dự án 9 Chương trình MTQG 1719 đã được triển khai trên địa bàn 31 tỉnh, thành trên cả nước.

Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực mà Chương trình mang lại, vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ. 

Mới đây, tại Hội thảo Tham vấn ý kiến các địa phương về sửa đổi, bổ sung Tiểu dự án 1, Dự án 9 tại Thông tư 02/2022/TT-UBDT và Quyết định 12/2018/QĐ-TTg được tổ chức tại Hà Nội tháng 5, ông Triệu Trung Hiệp - Trưởng ban Dân tộc tỉnh Hà Giang kiến nghị nên bỏ cụm từ tỷ lệ hộ nghèo cao, bởi các thôn ĐBKK được phê duyệt tại Quyết định số 612/QĐ-UBDT của Ủy ban Dân tộc đã được xác định theo tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo thuộc Danh sách các thôn ĐBKK vùng đồng bảo DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025. Cũng theo ông Triệu Trung Hiệp, về đối tượng thụ hưởng, Ủy ban Dân tộc cần xem xét, bổ sung thêm hộ sinh sống nhỏ lẻ, xen kẽ với các dân tộc khác. Bởi theo Quyết định số 1227/QĐ-TTg quy định 14 dân tộc có khó khăn đặc thù sinh sống ổn định thành cộng đồng trên địa bàn các xã khu vực III và các thôn ĐBKK. Còn những hộ cũng thuộc 14 dân tộc theo Quyết định số 1227, nhưng hiện sinh sống nhỏ lẻ lại không được thụ hưởng chính sách sẽ gây tâm tư cho đồng bào.

Nhiều ý kiến cũng đề nghị mở rộng các hạng mục đầu tư đối với một số địa phương có tính đặc thù; đề nghị điều chỉnh các câu từ, thuật ngữ sử dụng trong Thông tư cho ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với thực tế hơn, tránh gây khó khăn cho địa phương trong xác định đối tượng đầu tư; tăng cường phân cấp, phần quyền cho địa phương chủ động quyết định danh mục dự án, địa bàn, đối tượng thụ hưởng chính sách; một số quy trình, mô hình đề nghị xem xét, bổ sung thêm, sửa đổi một số nội dung trong tổ chức triển khai thực hiện.

Bên cạnh đó, nhiều địa phương cũng kiến nghị về định mức hỗ trợ phát triển sản xuất và phát triển sinh kế và việc phát triển mô hình, tổ hợp tác liên kết theo chuỗi sản xuất tiêu thụ sản phẩm còn nhiều bất cập.

Ông Hoàng Trường Minh - Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai thì cho cho rằng, hiện nay, mức vốn hỗ trợ phát triển sản xuất đối với đồng bào DTTS có khó khăn đặc thù cho cả giai đoạn chỉ được 20 triệu đồng/hộ là quá cứng nhắc.  

Việc đưa vào triển khai Tiểu dự án 1, Dự án 9  nói riêng, Chương trình MTQG 1719 nói chung là nỗ lực, quyết tâm của Đảng, Nhà nước ta nhằm nâng cao đời sống đồng bào DTTS và MN. Tuy nhiên, để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719 một cách hiệu quả hơn nữa, những "nút thắt" cần sớm được tháo gỡ, để chính sách sẽ sớm đi vào cuộc sống, giúp đồng bào nhanh chóng được thụ hưởng chính sách, phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, trên tất cả là "không ai bị bỏ lại phía sau".

Anh Thư 

Bình Luận

Tin khác

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn