Quảng Ninh: Thúc đẩy mạnh mẽ liên kết vùng bằng hạ tầng giao thông đồng bộ

Thứ sáu, 10/06/2022 08:07 AM - 0 Trả lời

(CLO) Quảng Ninh đặt mục tiêu trở thành tỉnh đa cực, đa trung tâm, phát triển đồng bộ và toàn diện nhất nước. Để hiện thực hóa quyết tâm này, Quảng Ninh đã, đang tập trung mở rộng liên kết vùng thông qua việc dành nhiều nguồn lực, ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông nhằm kéo gần khoảng cách chênh lệch vùng miền.

Sự kiện: Quảng Ninh

Giao thông "đi trước, mở đường"

Thực hiện chiến lược phát triển KT-XH, trong 10 năm trở lại đây, Quảng Ninh không chỉ tập trung khai thác, phát huy tốt yếu tố nội lực mà còn tăng cường thúc đẩy, khai thác hiệu quả hợp tác liên kết vùng. Đây là một trong những động lực quan trọng để tỉnh thực hiện mục tiêu là cực tăng trưởng phía Bắc Việt Nam, là cửa ngõ hợp tác kinh tế quốc tế. Đồng thời, góp phần không nhỏ tạo sự phát triển bền vững, đúng định hướng của Chính phủ ở Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng sông Hồng.

Quảng Ninh cùng với TP Hải Phòng và Hà Nội được xác định là hạt nhân của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ; nằm trong Khu vực hợp tác phát triển “Hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt Nam - Trung Quốc”, là cửa ngõ kết nối ASEAN với quốc tế. Chính vì vậy, ngay từ khi xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, tỉnh đã xác định các mục tiêu, định hướng phải phù hợp với chiến lược phát triển KT-XH của cả nước, quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH Vùng đồng bằng sông Hồng và Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, khai thác lợi thế cạnh tranh của vùng trên tinh thần hợp tác và chia sẻ, tạo sức lan tỏa trong triển khai chủ trương liên kết phát triển kinh tế vùng của Chính Phủ.

quang ninh thuc day manh me lien ket vung bang ha tang giao thong dong bo hinh 1

Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, đoạn tuyến cao tốc cuối cùng để hình thành trục cao tốc dọc tỉnh nối liền Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long - Móng Cái

Từ thực tế ấy, Quảng Ninh xác định giao thông "đi trước, mở đường" cho phát triển, để khai thác lợi thế về vị trí chiến lược của Quảng Ninh, rút ngắn thời gian đi lại giữa các khu vực, kéo gần khoảng cách chênh lệch vùng miền… Tỉnh chủ trương tiếp tục tạo đột phá bằng nhiều công trình giao thông mới, kết nối đồng bộ tại tất cả các địa phương trong tỉnh và khu vực. Bởi có kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách thì nền kinh tế mới có điều kiện để tăng trưởng nhanh, ổn định và bền vững, sớm đưa Quảng Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Theo lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, với quan điểm "3 không" (không nói không, không nói khó và không nói có nhưng không làm), Quảng Ninh đã sớm nhận định được những mâu thuẫn, thách thức, “nút thắt”… để tìm cách gỡ bỏ. Đặc biệt trong phát triển cơ sở hạ tầng, hạ tầng giao thông có vai trò then chốt, là động lực "đi trước, mở đường", bởi đường đi đến đâu thì người dân, địa phương nơi đó phát triển đến đấy, "có đại lộ là có đại phú"… Do vậy, tỉnh đã đẩy mạnh huy động nguồn lực xã hội hóa để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng trong bối cảnh ngân sách hạn hẹp. Theo lãnh đạo sở GTVT Quảng Ninh cho biết: Ngày nay, khi đến các địa phương trong tỉnh Quảng Ninh, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, đều có thể dễ dàng nhận thấy sự thay đổi mạnh mẽ về diện mạo. Nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch, những cây cầu vững chắc bắc qua những con sông đã kết nối giao thông thuận tiện, giảm khoảng cách giữa các vùng miền trong tỉnh. Bên cạnh đó, cũng đã hình thành nên chuỗi cao tốc dọc tỉnh dài gần 200km, sở hữu cảng tàu khách quốc tế, sân bay quốc tế tư nhân đầu tiên ở Việt Nam và các trục đường mới kết nối đến hầu khắp các tuyến giao thông trọng điểm, các tỉnh khu vực phía Bắc... Quảng Ninh đã được Trung ương đánh giá là một trong những tỉnh năng động, đi đầu trong công cuộc đổi mới sáng tạo của vùng đồng bằng Bắc Bộ, một cực tăng trưởng của khu vực phía Bắc.

Hạ tầng giao thông tiếp tục là động lực liên kết vùng

Đầu tư hoàn thiện hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông, là một trong 3 đột phá chiến lược được Quảng Ninh xác định là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt nhiệm kỳ 2020-2025 và lâu dài. Ngay sau Đại hội XV của Đảng bộ tỉnh, tiếp nối những thành công về phát triển hạ tầng, tỉnh triển khai nhiều công trình giao thông mới có tính liên kết cao. Trong đó, tiếp tục kiên trì thực hiện phương châm “lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư,” ưu tiên bố trí, sử dụng vốn ngân sách nhà nước (dự kiến giai đoạn 2021-2025 là 58.700 tỷ đồng) như là vốn mồi để kích thích, khai thác tối đa nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác cho phát triển hạ tầng giao thông.

quang ninh thuc day manh me lien ket vung bang ha tang giao thong dong bo hinh 2

Cao tốc Hạ Long - Hải Phòng hoàn thành năm 2018 đã trở thành trục cao tốc quan trọng của Quảng Ninh kết nối với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh, thành phố phía Bắc.

Với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt từ cấp tỉnh đến địa phương, nguồn vốn bố trí kịp thời chính là động lực để các công trình, dự án trọng điểm về giao thông của Quảng Ninh ngay sau khi khởi động đã nhanh chóng “vào guồng” tăng tốc thi công. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, tỉnh đã thi công hoàn thành trên 30 công trình giao thông. Điển hình như Cầu Triều nối Quảng Ninh với Hải Dương; Cầu Tình Yêu; đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả được đưa vào khai thác, sử dụng trong sự vui mừng phấn khởi của đông đảo nhân dân, sự chúc mừng của các đồng chí lãnh đạo trung ương…

Nối tiếp sẽ là các công trình hoàn thành vào giai đoạn cuối năm nay: Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, đoạn tuyến cao tốc cuối cùng để hình thành trục cao tốc dọc tỉnh nối liền Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long - Móng Cái; Cầu Cửa Lục 3, thêm một công trình nối đôi bờ Cửa Lục, khẳng định quyết tâm xây dựng Hạ Long là đô thị loại I thuộc tỉnh lớn nhất nước về diện tích tự nhiên và sự đa dạng độc đáo “có một, không hai” về cảnh quan, địa hình, tài nguyên du lịch; các nút giao Đầm Nhà Mạc, Hạ Long Xanh, đóng vai trò kết nối khu vực phía Tây với cao tốc Hạ Long - Hải Phòng - Hà Nội… Đây đều là các dự án giao thông mang ý nghĩa “mở đất, mở đường”, các cửa ngõ giao thông kết nối với khu vực, quốc tế được mở ra, dư địa đất đai được phát huy.

Để tăng cường liên kết vùng, kết nối khu vực, Quảng Ninh đang tiếp tục hoàn thiện thủ tục đầu tư, dự kiến khởi công trong quý III/2021 đường ven sông nối cao tốc Hạ Long - Hải Phòng với TX Đông Triều, dài 41,2km, tổng mức đầu tư trên 9.400 tỷ đồng. Tuyến đường có vai trò quan trọng trong mạng lưới giao thông đối ngoại, đối nội, đồng thời là trục phát triển không gian, kết nối các đô thị quan trọng trên hành lang kinh tế phía Tây của tỉnh. Đồng thời đánh thức tiềm năng, lợi thế to lớn mà mỗi địa phương đang sở hữu, giữ vai trò động lực, hạt nhân mới thúc đẩy tăng trưởng phía Tây cũng như hạt nhân đô thị Hạ Long; tạo động lực thúc đẩy sự phát triển, tăng sức hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư...

Tỉnh cũng đang nghiên cứu để đầu tư đường kết nối Hạ Long - Lạng Sơn và Hạ Long - Bắc Giang, là những tuyến giao thông quan trọng kết nối, liên kết vùng; nhất là kết nối di sản của các địa phương, mở ra cơ hội lớn cho phát triển du lịch Quảng Ninh và Bắc Giang, Lạng Sơn. Đồng thời, giảm thời gian di chuyển từ Bắc Giang, Lạng Sơn đến Hạ Long và ngược lại; giảm khoảng cách chênh lệch vùng miền, tạo động lực để đồng bào dân tộc các địa phương vùng cao thoát nghèo… Các tuyến đường phù hợp với định hướng mở rộng không gian phát triển về phía Bắc của TP Hạ Long theo định hướng tại Nghị quyết số 837/NQ-UBTVQH14 ngày 17/12/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính thuộc tỉnh Quảng Ninh.

Giai đoạn tới, hạ tầng giao thông Quảng Ninh sẽ phát triển theo hướng đồng bộ, toàn diện, hiện đại phù hợp với định hướng tổ chức không gian lãnh thổ tỉnh, trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế về địa lý. Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông hợp lý, đảm bảo kết nối hài hòa các phương thức vận tải, liên thông với mạng lưới giao thông vùng, quốc gia và quốc tế. Trong đó, tập trung nâng cấp, mở rộng, bổ sung xây dựng mới một số tuyến có tính kết nối, nhu cầu vận tải cao; chú trọng phát triển các tuyến đường vành đai, đường trục chính, đường ven biển kết nối các vùng đô thị để phân bổ lưu lượng giao thông, tránh nguy cơ ùn tắc, hình thành những “mạch máu” giao thông quan trọng.

Quảng Ninh đang khẳng định tầm vóc mới, diện mạo mới, vị thế mới, là địa phương đi đầu trong thúc đẩy liên kết vùng, liên kết quốc tế, nhanh chóng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

PV

Bình Luận

Tin khác

Dự báo thời tiết 5/5/2024: Bắc Bộ mưa rào và dông rải rác

Dự báo thời tiết 5/5/2024: Bắc Bộ mưa rào và dông rải rác

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia: Dự báo thời tiết 5/5/2024, Bắc Bộ, khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 80mm (mưa tập trung vào chiều tối và đêm).

Đời sống
Hà Nội: Thực hiện nghiêm các quy định về việc đấu giá 03 mỏ cát

Hà Nội: Thực hiện nghiêm các quy định về việc đấu giá 03 mỏ cát

(CLO) Ngày 4/5, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký Công văn số 1325/UBND-TNMT về việc đấu giá 03 mỏ cát Châu Sơn, Liên Mạc (Thượng Cát), Tây Đằng - Minh Châu.

Đời sống
Bắc Ninh: Phát động “Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động và Tháng công nhân” năm 2024

Bắc Ninh: Phát động “Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động và Tháng công nhân” năm 2024

(CLO) Ngày 4/5, tại Khu công nghiệp VSIP, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức Lễ phát động “Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động và Tháng công nhân” năm 2024.

Đời sống
TP.HCM: Phát hiện gần 8 tấn thực phẩm đông lạnh 'không tem, không nhãn mác'

TP.HCM: Phát hiện gần 8 tấn thực phẩm đông lạnh "không tem, không nhãn mác"

(CLO) Cục Quản lý thị trường TP.HCM (QLTT) vừa phát hiện và tạm giữ gần 8 tấn thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc, không có hóa đơn chứng từ, trị giá khoảng 550 triệu đồng.

Đời sống
Gia Lai: Phát hiện thi thể người đàn ông trong vườn cao su

Gia Lai: Phát hiện thi thể người đàn ông trong vườn cao su

(CLO) Sau khi phát hiện người đàn ông chết trong lô cao su, người dân đã báo với cơ quan chức năng để xác định danh tính nạn nhân.

Đời sống