Sri Lanka 'vội vàng' nối lại thỏa thuận thương mại tự do với Trung Quốc

Thứ bảy, 01/10/2022 09:04 AM - 0 Trả lời

(CLO) Sri Lanka đã nối lại các cuộc đàm phán với Bắc Kinh về một thỏa thuận thương mại tự do từ những năm 2014, song phương đều ấp ủ ý tưởng tự do hóa 80% hàng hóa, gắn kết hơn nữa quan hệ thương mại.

"Chúng tôi đang rất vội vàng thoả thuận với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vì Sri Lanka muốn chiêm ngưỡng nhiều hàng hóa nội địa trên thị trường Trung Quốc, ông Palitha Kohona, Đại sứ Sri Lanka tại Trung Quốc chia sẻ.

Phát biểu vào ngày 30/9, ông cho biết song phương sẽ xem xét một thỏa thuận thương mại “bất đối xứng” nhằm giải quyết các vấn đề về nền kinh tế quy mô nhỏ của Sri Lanka so với Trung Quốc và bao gồm “giải quyết dễ dàng, nhanh gọn nhất” mọi mặt hàng tiềm năng đủ điều kiện để cắt giảm thuế nhập khẩu.

sri lanka voi vang noi lai thoa thuan thuong mai tu do voi trung quoc hinh 1

Đại sứ Sri Lanka tại Trung Quốc Palitha Kohona trả lời phỏng vấn tại đại sứ quán Sri Lanka, Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 16/3/2021. Ảnh: Reuters.

Các cuộc đàm phán giữa hai nước đã bắt đầu từ năm 2014, đến năm 2017 đạt đến vòng thảo luận thứ năm khi trao đổi quan điểm về thương mại, đầu tư và hợp tác kinh tế, theo Bộ Thương mại Trung Quốc.

Trong năm nay, Bộ Thương mại Trung Quốc xác định "đang thảo luận" về hiệp định thương mại tự do với Sri Lanka, dự kiến đưa quốc gia này trở thành tiềm năng phát triển thương mại - kinh tế thứ ba của Trung Quốc ở Nam Á sau Pakistan và Maldives.

Theo ông Kohona, Trung Quốc nhận thức được rằng Sri Lanka đã trở lại "trạng thái bình thường" sau những xáo trộn xã hội hồi đầu năm, bất chấp những thách thức tài chính đang diễn ra, "Sri Lanka đã ổn định hơn nhiều so với hai hoặc ba tháng trước".

Các nhà phân tích cho biết, một hiệp định thương mại tự do sẽ giúp Trung Quốc mở ra thị trường 22 triệu dân cho các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc, chẳng hạn như các sản phẩm điện tử và hóa dầu.

Trung Quốc đã tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng ở Sri Lanka, trong đó phải kể đến Cảng Quốc tế Hambantota đã đi vào hoạt động từ năm 2017, tuy nhiên hiện Sri LanKa vẫn chưa thể trả 1,4 tỷ USD số tiền nợ. Ông Kohona cho biết các vấn đề về cơ sở hạ tầng do Trung Quốc tài trợ không được đưa ra thảo luận trong khuôn khổ các cuộc đàm phán thương mại đang diễn ra.

Vào tháng 4, Thủ tướng Lý Khắc Cường nói với Tổng thống Sri Lanka Rajapaksa rằng Trung Quốc ủng hộ “tiến bộ liên tục trong các dự án hợp tác thực tế song phương” và hy vọng sẽ ký kết thỏa thuận thương mại tự do. Tuy nhiên, phía Bắc Kinh ngày càng “thất vọng” vì thiếu tiến bộ trong hiệp định thương mại tự do.

Trung Quốc đang phát triển một mạng lưới hiệp định thương mại tự do thế giới khi quan hệ với các đối tác quan trọng của họ là Australia và Hoa Kỳ đã suy giảm trong bốn năm qua.

James Chin, giáo sư nghiên cứu về châu Á tại Đại học Tasmania ở Úc, cho biết: “Đối với người Trung Quốc, động thái trên sẽ chỉ để củng cố hơn nữa mối liên kết và quyền kiểm soát của họ đối với Sri Lanka. Tuy nhiên, đạt được thỏa thuận với Trung Quốc cũng sẽ giúp Sri Lanka tuyên bố với thế giới rằng tình hình tại nước này đã dần ổn định.

Một hiệp định thương mại tự do sẽ có lợi nhiều hơn cho Sri Lanka nếu quốc gia này cho phép tăng lượng khách du lịch Trung Quốc hoặc cho phép Trung Quốc nhập khẩu hàng dệt, quần áo, nội y và chè với thuế suất 0%. Trong đó, chè đen là mặt hàng xuất khẩu chính sang Trung Quốc, nơi Sri Lanka cạnh tranh với Ấn Độ và Kenya.

sri lanka voi vang noi lai thoa thuan thuong mai tu do voi trung quoc hinh 2

Trà Đen Ceylon (Sri Lanka) - Loại Trà Đen nổi tiếng của đảo quốc Sri Lanka. Ảnh: Sưu tầm.

Nhiều nguồn tin cho rằng, Trung Quốc đã xuất khẩu khoảng 4 tỷ USD hàng hóa sang Sri Lanka vào năm 2020 và chấp nhận nhập khẩu 266 triệu USD từ Sri Lanka.

Trong đó, vào năm 2021, xuất khẩu của Sri Lanka sang Trung Quốc là 275 triệu USD. Sri Lanka cũng sẽ ít phụ thuộc hơn vào hàng nhập khẩu của châu Âu và Mỹ bằng cách lấy hàng Trung Quốc với giá thấp hơn. Tuy nhiên, về lâu dài, các nhà phân tích lo lắng rằng các sản phẩm giá rẻ của Trung Quốc xâm nhập mạnh mẽ vào thị trường nội địa sẽ khiến các ngành công nghiệp địa phương sẽ khó cạnh tranh.

Cụ thể, ngành sản xuất trong nước của Sri Lanka vững thế để đối phó với hàng nhập khẩu đầy triển vọng, tính cạnh tranh cao, bên cạnh đó, một số lĩnh vực sản xuất với kỹ thuật công nghệ kém tối tân từ đó chưa thực sự đem lại hiệu quả kinh tế.

Đại sứ cho biết: “Trung Quốc là một thị trường rất quan trọng đối với Sri Lanka, và Sri Lanka hiện chưa tiếp cận thị trường này, đồng thời chia sẻ Trung Quốc đã "thông cảm" đối với các mục tiêu của Sri Lanka trong quá trình đàm phán.

Bộ Thương mại Bắc Kinh đã không trả lời yêu cầu bình luận trong tuần này về tình hình các cuộc đàm phán của họ với Sri Lanka hoặc liệu khoản vay của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) có ảnh hưởng đến các cuộc đàm phán hay không.

Sri Lanka và Trung Quốc đang cố gắng ấn định một ngày cho các cuộc đàm phán thương mại chính thức, nhưng vẫn chưa thống nhất được một mốc thời gian do tình hình đại dịch Covid-19 tại quốc gia đông dân nhất thế giới vẫn còn khá phức tạp.

Trong tháng này, IMF đã ký một thỏa thuận sơ bộ cho khoản vay 2,9 tỷ USD để hỗ trợ Sri Lanka khắc phục tình trạng lạm phát và thiếu nhu yếu phẩm hàng ngày, vốn gây ra bạo loạn chống chính phủ.

Nhiều năm quản lý kinh tế yếu kém cộng với hệ quả của đại dịch Covid-19 đã khiến Sri Lanka rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ khi độc lập khỏi Anh vào năm 1948, quốc gia này đã tuyên bố vỡ nợ quốc gia vào mấy tháng trước.

Lê Na (Theo SCMP)

Bình Luận

Tin khác

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

(CLO) Reuters đưa tin, dẫn lời các nhà tư vấn thương mại và chủ ngân hàng, cũng như các nhà nhập khẩu và xuất khẩu, có tới một nửa số giao dịch thương mại giữa Nga và Trung Quốc được thực hiện thông qua các bên trung gian.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

(CLO) Tuyên bố cuối tuần qua, quan chức an ninh cấp cao Dmitry Medvedev cho biết Nga có thể đáp trả hành động Mỹ tịch thu tài sản bị đóng băng ở phương Tây của nước này bằng cách tịch thu tài sản của công dân và các nhà đầu tư Mỹ ở Nga.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

(NB&CL) Đó là lời khẳng định của Tổng Giám đốc Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) Lê Hồng Hà trong buổi trò chuyện với PV Báo Nhà báo & Công luận. Theo Tổng Giám đốc Lê Hồng Hà, trước những khó khăn, thách thức, chúng tôi đã nỗ lực hết sức để giữ vững và duy trì sản xuất kinh doanh, từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và hướng tới phục hồi, phát triển.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

(CLO) Ngày 26/04, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – Mã NAB) đã công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với nhiều kết quả tăng trưởng tích cực, lợi nhuận trước thuế đạt gần 1.000 tỷ đồng, tiếp tục bám sát các mục tiêu kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

(CLO) Người phát ngôn Điện Kremlin Dimitry Peskov nói với các nhà báo hôm 27/4, các nhà sản xuất Nga sẽ tìm cách vượt qua các biện pháp trừng phạt tiềm tàng đối với hoạt động xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Moscow.

Thị trường - Doanh nghiệp