Thể chế riêng cho đô thị đặc biệt

Thứ hai, 02/01/2023 14:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) PGS.TS Trần Hoàng Ngân - Ðại biểu Quốc hội khóa XV, Thành ủy viên, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, Thư ký Bí thư Thành ủy TP.HCM đánh giá, thời điểm này, hầu hết các lĩnh vực KT-XH của TP.HCM đều phục hồi rõ nét. Trong đó, khách du lịch quốc tế và nội địa tăng rất cao so với cùng kỳ.

Sự kiện: TP.HCM

Bài liên quan

Để thành phố tiếp tục là đầu tàu, trung tâm kinh tế thương mại, công nghiệp, dịch vụ… của cả nước, ông Trần Hoàng Ngân cho rằng, rất cần có một nghị quyết mới về phương hướng phát triển TP.HCM đến năm 2030 và tầm nhìn 2045.

Nghị quyết này phải giúp cho TP.HCM có thể phát huy được tiềm năng và lợi thế của mình. Bởi lẽ, TP.HCM là đô thị đặc biệt, có vị trí chính trị quan trọng, là cửa ngõ giao lưu, hội nhập quốc tế. Mặt khác, TP.HCM có sân bay, bến cảng, có hạ tầng. Đặc biệt, trong nhiều năm, thành phố đã đóng góp 1/4 GDP cả nước và 26-27% tổng thu ngân sách của cả nước.

Song, ông Trần Hoàng Ngân chỉ ra, hiện tại TP.HCM đang gặp những điểm nghẽn, trong đó, điểm nghẽn lớn nhất là vấn đề thể chế. Theo ông, thể chế cho một đô thị đặc biệt đông dân nhất cả nước phải có những đặc thù riêng, không thể giống như các tỉnh thành khác. Thể chế đó phải có sự tích hợp và phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho thành phố.

the che rieng cho do thi dac biet hinh 1

Phía đông TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Lê Giang.

Cùng với đó là nguồn lực để tái đầu tư. PGS.TS Trần Hoàng Ngân cho rằng, để nuôi dưỡng nguồn thu thì cần có nguồn lực đủ lớn và trong một thời gian nhất định để đầu tư hạ tầng. Hạ tầng kinh tế - xã hội hiện nay của TP.HCM xuống cấp trầm trọng dẫn đến các điểm nghẽn về giao thông đô thị, giao thông kết nối vùng. Ngoài ra, vấn đề về chất lượng cuộc sống của người dân rất cần giải quyết như: môi trường, ngập nước, ô nhiễm... Bên cạnh đó, cần đầu tư nâng cao hệ thống y tế, giáo dục.

Hạ tầng hiện nay của TP.HCM cũng được đánh giá đang thiếu đồng bộ. Do đó, ông Trần Hoàng Ngân cho rằng cần ưu tiên nguồn lực đầu tư cho các dự án trọng điểm quan trọng, nhất là hạ tầng về kinh tế xã hội của thành phố.

Trước đây, Quốc hội có Nghị quyết 54/2017/QH14 ngày 24/11/2017 về Thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM. Nghị quyết này kéo dài 5 năm nhưng đã mất 2 năm dịch COVID-19 và 1 năm ban hành văn bản hướng dẫn triển khai. Như vậy, việc thực thi chỉ còn vỏn vẹn 2 năm. Do đó, ông Trần Hoàng Ngân kiến nghị cần có nghị quyết mới với các cơ chế chính sách đặc thù và đột phá để thành phố có thể đi đầu trong đổi mới sáng tạo.

Theo ông, có thể thí điểm mô hình “sandbox”, mô hình thực nghiệm để phát triển kinh tế số cho các hoạt động đổi mới sáng tạo, công nghệ cao, trí tuệ nhân tạo, trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM theo chiến lược phát triển của Đại hội Đảng toàn quốc đã đề ra.

Đối với lĩnh vực công nghiệp của TP.HCM, ông Trần Hoàng Ngân cho rằng, Bộ Công Thương cần mạnh dạn có những sự phân cấp cho lãnh đạo thành phố trong quyền hạn của mình, để từ đó có những hỗ trợ cho thành phố phát triển thế mạnh công nghệ cao. Đồng thời có các chính sách để TP.HCM trở thành đầu tàu trong kinh tế số của cả nước, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh.

Ngoài ra, để phát triển nền kinh tế tự chủ, Bộ cần định hướng cho việc phát triển công nghiệp nền tảng. Trong đó, cần có chính sách ưu tiên phát triển công nghiệp nền tảng như công nghiệp cơ khí, công nghiệp hỗ trợ… Việc này cũng nằm trong quy hoạch sản xuất của ngành.

“Với đô thị đặc biệt thì cần có cơ chế đặc biệt để TP.HCM có thể đóng góp nhiều hơn cho cả nước, chứ không chỉ lo cho người dân thành phố”, ông Trần Hoàng Ngân nhấn mạnh.

Kỳ Hoa

Bình Luận

Tin khác

Điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu: Nên khuyến khích bán nhưng có điều kiện

Điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu: Nên khuyến khích bán nhưng có điều kiện

(CLO) Thường trực Chính phủ yêu cầu nghiên cứu kỹ lưỡng và đưa chính sách phải khuyến khích đầu tư cho loại hình sản xuất nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu. Quy định việc tích điện cụ thể để nguồn tự sản, tự tiêu nhưng sử dụng không hết được bán thế nào? giá bán trên nguyên tắc nào? nên khuyến khích bán nhưng có điều kiện…

Tin tức
Bộ, ngành phải lập ngay tổ công tác xuống làm việc với địa phương khi có vướng mắc

Bộ, ngành phải lập ngay tổ công tác xuống làm việc với địa phương khi có vướng mắc

(CLO) Đây là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải tại Phiên họp thứ 11 của Ban Chỉ đạo.

Tin tức
Thúc đẩy kết nối  Việt Nam với các chiến lược phát triển vùng của Trung Quốc

Thúc đẩy kết nối Việt Nam với các chiến lược phát triển vùng của Trung Quốc

(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị đẩy mạnh kết nối chiến lược, tạo động lực tăng trưởng mới cho hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc; thúc đẩy kết nối giữa Việt Nam với các chiến lược phát triển vùng của Trung Quốc.

Tin tức
Thái Bình: Thống nhất chủ trương hỗ trợ học phí chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT

Thái Bình: Thống nhất chủ trương hỗ trợ học phí chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT

(CLO) Ngoài việc thống nhất chủ trương hỗ trợ học phí học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên trình độ trung cấp. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình cũng thống nhất chủ trương nhiều nội dung quan trọng khác.

Tin tức
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương

(CLO) Chiều 8/5, tại Trung tâm văn hóa xứ Đông, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an và Đoàn công tác của Đảng ủy Công an Trung ương làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương về công tác xây dựng Đảng và tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương.

Tin tức