Tranh cãi quyền phá thai: Chuyện không chỉ của nước Mỹ

Thứ bảy, 25/06/2022 19:53 PM - 0 Trả lời

(CLO) Vào ngày 24/6, Tòa án Tối cao Mỹ đã lật ngược phán quyết vụ “Roe kiện Wade” cách đây gần một nửa thế kỷ, khi loại bỏ việc phá thai như một quyền của người dân Mỹ và đang gây ra những phản ứng trái chiều. Thực ra, tranh cãi về quyền phá thai không chỉ là câu chuyện của nước Mỹ.

Quyền phá thai như thế nào trên thế giới?

Năm 1973, vụ kiện Roe vs Wade đã trao cho phụ nữ Mỹ quyền tuyệt đối được phá thai trong 3 tháng đầu (12 tuần) của thai kỳ và các quyền ở mức độ hạn chế khác trong các thai kỳ sau đó. Dẫu vậy, trong khi phá thai dưới một số hình thức là hợp pháp ở mọi tiểu bang dưới thời “Roe”, thì quyền phá thai thực ra đã bị xóa bỏ trong những năm qua ở hơn một chục tiểu bang và chỉ chờ phán quyết của Tòa án Tối cao Mỹ nói trên để có hiệu lực.

Ngay cả phụ nữ cũng có những quan điểm trái chiều về quyền phá thai. Trong ảnh là những người chống phá thai ăn mừng sau phán quyết của tòa án Mỹ. Ảnh: AP

Ngay cả phụ nữ cũng có những quan điểm trái chiều về quyền phá thai. Trong ảnh là những người chống phá thai ăn mừng sau phán quyết của tòa án Mỹ. Ảnh: AP

Và đây là những người ủng hộ quyền phá thai tỏ ra thất vọng sau khi tòa án lật ngược lại phán của của vụ kiện Roe vs Wade bên ngoài Tòa án Tối cao Mỹ. Ảnh: Reuters.

Và đây là những người ủng hộ quyền phá thai tỏ ra thất vọng sau khi tòa án lật ngược lại phán của của vụ kiện Roe vs Wade bên ngoài Tòa án Tối cao Mỹ. Ảnh: Reuters.

Thêm rất nhiều phụ nữ trẻ ăn mừng khi quyền phá thai được bãi bỏ tại Mỹ. Ảnh: Reuters

Thêm rất nhiều phụ nữ trẻ ăn mừng khi quyền phá thai được bãi bỏ tại Mỹ. Ảnh: Reuters

Ví dụ, Texas đã thông qua luật vào năm 2021 cho phép người dân kiện các phòng khám và bác sĩ vì đã thực hiện phá thai sau 6 tuần. Ở Mississippi - tiểu bang trung tâm của vụ án của Tòa án Tối cao Mỹ - hầu hết các vụ phá thai đều bị cấm sau 15 tuần.

Hiển nhiên, quyền phá thai là một vấn đề gây tranh cãi và cấp thiết không chỉ đối với nước Mỹ, mà ở nhiều quốc gia khác và thậm chí gây ra sự chia rẽ mang tính toàn cầu. Thế giới hiện tại được phân ra thành các nhóm quốc gia có những quan điểm rất khác nhau đối với việc phá thai: Bảo vệ sự sống, bảo vệ quyền phụ nữ hay đứng ở giữa 2 thái cực (ví như chỉ cấm một phần)?

Theo Trung tâm Quyền sinh sản, một tổ chức vận động pháp lý toàn cầu nhằm thúc đẩy quyền sinh sản, có tới 24 quốc gia trên thế giới đang cấm hoàn toàn việc phá thai. Nhóm nước này bao gồm Andorra và Malta ở châu Âu, El Salvador và Honduras ở Trung Mỹ, Senegal và Ai Cập ở châu Phi, Philippines và Lào ở châu Á. Chi tiết hơn, theo tính toán, khoảng 90 triệu (tương đương 5% dân số toàn cầu) phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sống ở các quốc gia cấm phá thai trong mọi trường hợp.

Các nhà hoạt động và vận động ở nhiều quốc gia này tiếp tục đấu tranh để giảm bớt các hạn chế phá thai. Tuy nhiên, luật lệ cứng rắn ở El Salvador, được ban hành vào năm 1998 từ tác động của những nhà vận động bảo thủ thuộc Nhà thờ Công giáo, đã khiến hàng chục phụ nữ bị kết tội “giết người”, thậm chí cả đối với các trường hợp bị sẩy thai. Vào tháng 3 vừa rồi, hàng nghìn phụ nữ Salvador tiếp tục tuần hành để yêu cầu nới lỏng lệnh cấm phá thai trong những trường hợp bị cưỡng hiếp, khi bào thai không còn sống hoặc nếu tính mạng của người phụ nữ bị đe dọa.

Ở một nhóm khác, có hơn 50 quốc gia và khu vực chỉ cho phép phá thai khi sức khỏe của người phụ nữ gặp nguy hiểm. Một số nước chỉ đề cập đến sức khỏe thể chất, một số khác bao gồm cả sức khỏe tinh thần. Danh sách này có Libya, Iran, Indonesia, Venezuela và Nigeria. Những nước khác cũng có ngoại lệ cho các trường hợp hiếp dâm, loạn luân, hoặc thai nhi bất thường.

Ví dụ, ở Brazil, phá thai là bất hợp pháp ngoại trừ trường hợp bị hãm hiếp, rủi ro cho tính mạng của người mẹ hoặc khi thai nhi gặp vấn đề về não - thiếu một phần não hoặc hộp sọ. Trong những trường hợp này, người phụ nữ cần được sự đồng ý của bác sĩ và ít nhất 3 chuyên gia lâm sàng khác để được quyền phá thai.

Vào tháng 8 năm 2020, dưới chính phủ cực hữu của Tổng thống Jair Bolsonaro, Bộ Y tế Brazil đã ban hành một quyết định yêu cầu các chuyên gia y tế phải cung cấp bằng chứng và báo cáo với cảnh sát về khi có bất kỳ ai tìm cách phá thai sau khi bị cưỡng hiếp - điều mà Tổ chức Theo dõi Nhân quyền của Liên Hợp Quốc cho rằng là chống lại nhân phẩm của người bị hiếp dâm.

Vào tháng 1 năm 2021, lệnh cấm phá thai cũng gần như hoàn toàn được đưa ra ở Ba Lan, chỉ cho phép thực hiện thủ tục này trong các trường hợp bị hãm hiếp, loạn luân hoặc khi tính mạng của người mẹ gặp rủi ro. Lệnh cấm đã loại bỏ ngoại lệ đối với việc phá thai trong những trường hợp thai nhi bất thường nghiêm trọng và không thể phục hồi - lý do của 98% ca phá thai ở Ba Lan được thực hiện vào năm 2019. Các cuộc biểu tình đông đảo đã nổ ra ở Ba Lan vào tháng 11 năm 2021 sau cái chết của một phụ nữ ở tuổi 22 mang thai vài tuần vì bị xuất huyết. Gia đình của cô đã cáo buộc rằng việc cứu sống cô đã bị trì hoãn vì lệnh cấm.

Theo Trung tâm Quyền sinh sản, ở các quốc gia như Nhật Bản, Ấn Độ và Canada, cũng như hầu hết các nước châu Âu khác, hơn một nửa phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có thể tiếp cận phá thai một cách an toàn theo yêu cầu.

Tổng cộng có 72 quốc gia, bao gồm cả Pháp và Đức, cho phép phá thai theo giới hạn thời gian mang thai - phổ biến nhất là 12 tuần. Ở những quốc gia này, thường có những trường hợp ngoại lệ cho phép phá thai diễn ra muộn hơn. Ví dụ ở Anh, có giới hạn 24 tuần đối với việc phá thai. Nhưng nếu thai nhi bị khuyết tật như Hội chứng Down, thai kỳ có thể được chấm dứt cho đến lúc sinh.

Cuộc tranh cãi khó có hồi kết

Trong khi các phong trào ủng hộ sự sống ở các quốc gia như Ba Lan và Mỹ vừa rồi đang có phần thắng thế trước quyền phá thai của phụ nữ, thì chiều hướng đang có phần ngược lại ở một số quốc gia khác. Trong 18 tháng qua, Colombia, Argentina và Mexico đã hủy bỏ việc hạn chế phá thai sau làn sóng phản đối của các nhóm ủng hộ quyền phụ nữ.

Trong khi đó tại châu Âu, đã có nhiều cuộc biểu tình phản đối các quy định cấm phá thai, như cuộc biểu tình ở Ba Lan vào ngày  30 tháng 10 năm 2020. Ảnh: Reuters

Trong khi đó tại châu Âu, đã có nhiều cuộc biểu tình phản đối các quy định cấm phá thai, như cuộc biểu tình ở Ba Lan vào ngày 30 tháng 10 năm 2020. Ảnh: Reuters

Gần đây nhất, vào tháng 2 vừa rồi, Colombia đã đưa ra giới hạn phá thai hợp pháp là trước tuần 24 của thai kỳ. Hay Chile có thể trở thành quốc gia Mỹ Latinh đầu tiên có quyền phá thai được ghi trong hiến pháp của đất nước, khi đang chờ kết quả của một cuộc bỏ phiếu vào cuối năm nay.

Còn ở châu Âu, CH Ireland đã thu hút sự chú ý của toàn thế giới sau cuộc trưng cầu dân ý vào tháng 5 năm 2018 dẫn đến việc phá thai được hợp pháp hóa lên đến 12 tuần và một số trường hợp có thể muộn hơn. Trước khi có sự thay đổi, hàng nghìn phụ nữ Ireland thường phải đến nước Anh để làm thủ tục chấm dứt thai kỳ mỗi năm.

Hơn một năm sau, vào tháng 10 năm 2019, nước láng giềng Bắc Ireland trở thành quốc gia cuối cùng thuộc Vương quốc Anh hủy bỏ việc cấm phá thai. Dẫu vậy, dù thủ tục đã được hợp pháp hóa ở tuần 12 trong hầu hết các trường hợp và đến tuần 24 nếu thai kỳ là mối đe dọa đối với sức khỏe của người mẹ, song quốc gia này vẫn chưa thiết lập đủ các dịch vụ phá thai do nhà nước quản lý.

Có nghĩa, phần lớn dịch vụ phá thai hợp pháp tại Bắc Ireland là do các tổ chức từ thiện cung cấp. Bởi vậy, do thiếu cơ sở phá thai, vẫn còn nhiều người mang thai phải đi đến những nơi khác như ở Anh để làm thủ tục này một cách hợp pháp. Trong đại dịch Covid-19, việc đi lại của những phụ nữ này thậm chí còn trở nên khó khăn hơn.

Năm 2020, New Zealand cũng đã kéo dài thời gian hợp pháp của việc chấm dứt thai kỳ lên 20 tuần tuổi. Trước đó, cần có hai bác sĩ được yêu cầu phê duyệt việc phá thai và họ sẽ chỉ được làm như vậy nếu có “nguy hiểm nghiêm trọng” đối với sức khỏe của người phụ nữ.

Giờ đây, việc lật lại phán quyết Roe vs Wade ở Mỹ vừa rồi có nghĩa là 13 bang đã ban hành luật để cấm tất cả các dịch vụ phá thai sẽ có hiệu lực ngay lập tức, khiến cho sự tranh cãi về việc phá thai càng trở nên gay gắt hơn. Và có thể nói rằng, sự tranh cãi này khó đi đến hồi kết khi mà số người ủng hộ quyền sự sống và quyền phụ nữ đều đang rất đông đảo. Cuộc biểu tình với sự góp mặt của cả 2 nhóm người này trước Tòa án Tối cao Mỹ vừa rồi chính là ví dụ mới và tiêu biểu nhất.

Hải Anh

Tin khác

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

(CLO) Khi căng thẳng với Iran giảm bớt, quân đội Israel đang chuẩn bị hoàn thành công việc mà họ cho là còn dang dở: Triệt hạ Hamas khỏi thành trì cuối cùng của lực lượng này ở thành phố Rafah, nơi có hơn một triệu người Palestine đang trú ẩn.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

(CLO) Tạo ra lực lượng lao động sản xuất có năng lực đang được xem là thách thức lớn nhất của Ấn Độ trong bối cảnh đất nước đông dân nhất thế giới quyết vươn lên thành quốc gia "siêu cường".

Tiêu điểm Quốc tế
Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

(CLO) Tại khu vực Tam giác Vàng của Thái Lan, nằm giữa biên giới với Myanmar và Lào, các bảo tàng dành riêng cho quá khứ sản xuất thuốc phiện của khu vực đã được mở cửa.

Tiêu điểm Quốc tế
So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế