Trọng tài bóng đá Việt: Cầm cân... nhảy mực

Thứ năm, 23/07/2020 09:35 AM - 0 Trả lời

(CLO) Sân cỏ Việt Nam đã trở lại sau đại dịch như một biểu tượng về nỗ lực chiến thắng nghịch cảnh của bóng đá thế giới. Nhưng “nghịch cảnh” trọng tài thì vẫn như một thứ virus đeo bám mãi trong cơ thể của cả một nền bóng đá ngót nghét hai thập kỷ lên chuyên.

Trọng tài Mai Xuân Hùng bỏ qua ít nhất đến 3 quả phạt đền trong một trận đấu là điều

Trọng tài Mai Xuân Hùng bỏ qua ít nhất đến 3 quả phạt đền trong một trận đấu là điều "xưa nay hiếm" trong làng bóng đá

1. Tôi đã cố gắng xem đi xem lại 4 tình huống có thể dẫn đến phạt đền trong trận đấu giữa Sài Gòn FC gặp Dược Nam Hà Nam Định tại vòng 10, V-league 2020 theo cái cách thông cảm nhất đối với nghề trọng tài, một trong những nghề nghiệp gây tranh cãi nhất hành tinh. Nhưng rốt cuộc, muốn hay không muốn, tôi cũng không thể thông cảm trước việc trọng tài Mai Xuân Hùng bỏ qua ít nhất 3 quả Penalty đáng ra thuộc về đội khách Nam Định.

Bỏ qua 1, đến 2 quả phạt đền ở những tình huống 50/50 có thể thông cảm được nhưng tới 3, 4 tình huống rõ ràng thì thật khó để chấp nhận, ngay cả với khán giả trung lập chứ chưa nói đến những người trong cuộc bị ảnh hưởng bởi kết quả trận đấu.

Ông Nguyễn Văn Sỹ, Giám đốc Kỹ thuật của đội Nam Định thậm chí đã đề nghị ông Dương Văn Hiền, Trưởng ban Trọng tài VFF từ chức.

Đây cũng không phải là lần đầu tiên, quan chức, lãnh đạo ở các đội bóng Việt Nam yêu cầu Trưởng ban trọng tài từ chức. Còn nhớ, ở mùa giải 2018, bầu Đức (ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch CLB Hoàng Anh Gia Lai) từng trực tiếp đưa vấn đề cách chức Trưởng ban Trọng tài Nguyễn Văn Mùi tại Hội nghị Ban chấp hành VFF. Theo bầu Đức, bóng đá Việt Nam muốn phát triển phải cho ông Mùi nghỉ.

Năm nay, ông Mùi nghỉ, người thay thế là ông Dương Văn Hiền nhưng công tác trọng tài vẫn không khá hơn.

Giải đấu mới diễn ra được 10 vòng nhưng có tới 2 trọng tài bị treo còi. Ngoài trọng tài Mai Xuân Hùng vừa bị treo còi 3 trận do sai sót trong trận Sài Gòn FC gặp Nam Định, trước đó trọng tài Vũ Phúc Hoan bị treo còi tới 4 trận do sai sót trong trận Nam Định thua Hải Phòng 0-2 ở vòng 8 V-league.

Thông thường thì Ban kỷ luật VFF chỉ tiến hành mức kỷ luật treo còi đối với các sai sót của trọng tài ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của trận đấu như trường hợp của các trọng tài Mai Xuân Hùng và Vũ Phúc Hoan. Còn nếu thống kê các sai lầm, các lỗi sơ đẳng, lỗi cơ bản của của trọng tài bóng đá Việt Nam thì nhiều không đếm xuể.

Sân cỏ Việt đã trở lại sau đại dịch cực kỳ sôi động, trở thành hình ảnh đẹp trong mắt thế giới bóng đá nhưng dường như công tác trọng tài vẫn đang còn chịu ảnh hưởng bởi những con virus khác.

2. Đã có nhiều cuộc mổ xẻ đi tìm căn nguyên và giải pháp cho vấn nạn trọng tài của bóng đá Việt nhưng sau hai thập kỷ khoác áo chuyên nghiệp, cả một nền bóng đá vẫn đang loay hoay đi tìm câu trả lời.

Năm nào cũng vậy, công tác trọng tài luôn là tâm điểm của dư luận. Sai lầm của trọng tài cũng muôn hình vạn trạng. Còn giải pháp của giới chức bóng đá nước nhà bao giờ cũng lặp đi lặp lại công việc quen thuộc: tăng cường tập huấn, nâng cao trình độ đội ngũ trọng tài.

Nhiều người cho rằng, ở Việt Nam không thiếu trọng tài giỏi nhưng vấn đề là làm thế nào để những người thực sự giỏi được sử dụng, được phát huy hết năng lực, được cống hiến, đam mê với công việc cầm cân nảy mực.

Không thể phủ nhận những năm gần đây, cùng với sự phát triển của bóng đá Việt Nam, chế độ đãi ngộ dành cho trọng tài cũng tăng lên đáng kể. Nhưng đáng tiếc là đãi ngộ không tiến bước cùng... trình độ.

Thậm chí, với những lỗi sơ đẳng, lặp đi lặp lại, dư luận có quyền hoài nghi rằng, nguyên nhân dẫn đến sai sót của trọng tài không phải bắt nguồn từ trình độ. Bởi có những tình huống, chỉ cần trong vai khán giả, nhiều người cũng có thể xử lý một cách công tâm, chính xác, khách quan.

Điều đáng nói là mỗi khi một trọng tài nào đó mắc sai sót, đại diện Ban trọng tài thay vì thẳng thắn nhận trách nhiệm thì thường vịn cớ kiểu: trọng tài cũng là con người, sai lầm của trọng tài là một phần của bóng đá. Đến trọng tài quốc tế, có sự hỗ trợ của VAR còn sai lầm. Ngay cả việc xem xét kỷ luật cũng dựa trên phản ứng của dư luận và truyền thông. Cuối cùng thì chỉ có đội bóng và người hâm mộ là chịu thiệt. Bởi trọng tài bị kỷ luật thì kết quả của trận đấu cũng không thể thay đổi.

3. Không còn nghi ngờ gì nữa, nếu lấy sự cuồng nhiệt của người hâm mộ làm thước đo, Việt Nam đích thị là một trong những cường quốc bóng đá. Đặc biệt những năm gần đây, đội tuyển bóng đá quốc gia nam, nữ, đội U23 và các tuyển trẻ đã vô địch Đông Nam Á và dần tiệm cận trình độ châu lục. Giải vô địch bóng đá quốc gia, dẫu còn khoác áo chuyên nghiệp nhưng đã có nhiều đổi mới, hấp dẫn. Bóng đá thực sự đang tạo ra một luồng sinh khí mới kích thích năng lượng sống, ý chí đoàn kết, nỗ lực vươn lên hội nhập, phát triển của cả dân tộc.

Nhưng một nền bóng đá không thể phát triển chỉ dựa trên đôi chân của các cầu thủ. Nó còn là tổng hòa của rất nhiều yếu tố từ sứ mệnh, tầm nhìn, tư duy chiến lược đến quản trị, tổ chức các hoạt động bóng đá, trong đó không thể không kể đến công tác trọng tài.

Làm sao để những ông vua sân cỏ Việt thực sự là những người cầm cân nảy mực chứ không phải cầm cân để… nhảy mực? Đó là trách nhiệm của ai?

Quang Duy

Tin khác

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn