(CLO) Kể từ khi chiến sự bùng phát khắp Trung Đông, Israel liên tục thực hiện các cuộc tấn công nhằm làm suy yếu đáng kể “Trục kháng chiến” do Iran dẫn dắt. Vậy tiềm năng hiện nay của “Trục kháng chiến” trong cuộc đối đầu với Israel như thế nào và có thể mong đợi gì từ Iran?
Lực lượng trong “Trục kháng chiến”
Thuật ngữ “trục ma quỷ” lần đầu tiên được sử dụng bởi Tổng thống Mỹ George W. Bush để chỉ Iran, Iraq và Triều Tiên trong thông điệp liên bang tháng 1-2002, gần một năm trước khi phát động chiến dịch nhằm vào Iraq. Kể từ đó cho đến nay, khái niệm này đã đặt nền móng cho một khái niệm mới mà sau này gọi là “trục kháng chiến” trong từ điển chính trị toàn cầu.
Cũng trong năm đó, một tờ báo của Libya có đăng bài tựa đề “Trục ma quỷ hay Trục kháng chiến”, trong đó mẫu số chung của ba nước là phản đối chính sách bá quyền của Mỹ.
Tiến sĩ Ali Akbar Velaiti, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Iran (1981-1997) và cố vấn cho Lãnh tụ tối cao của Iran Ayatollah Khamenei, đã phát biểu vào năm 2010 về một “Trục kháng chiến” do Iran lãnh đạo chống lại Israel, trong đó có Hezbollah ở Lebanon, Hamas và Chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Sau này ông cũng mô tả cuộc nội chiến ở Iran là cuộc xung đột giữa “trục kháng chiến” với kẻ thù ở cấp khu vực và toàn cầu.
Nhưng “Trục kháng chiến” ngày nay là gì? Đây là liên minh hay là một mặt trận thống nhất giữa các lực lượng?
“Trục kháng chiến” bao gồm một nhóm các phong trào Hồi giáo dòng Shiite như Hezbollah ở Lebanon, các nhóm vũ trang Shiite ở Iraq và Chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad; trong đó, Iran đóng vai trò trung tâm. Ngoài ra, phong trào Hamas của người Sunni đã gia nhập trục này, trở thành nhân tố đáng chú ý trong các cuộc xung đột ở Palestine.
“Trục kháng chiến” luôn đối đầu với Tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Đáng chú ý là, mặc dù tuyên bố tuân thủ luật Hồi giáo, song IS vẫn giết hại cả những người Hồi giáo chống đối tổ chức của chúng, chứ không phải chỉ những đối thủ "ngoại đạo", như Israel và Mỹ.
Một đồng minh khác của “Trục kháng chiến” là phong trào Ansar Allah của Yemen, do Hussein al-Houthi thành lập năm 1990, hay được biết đến với các tên Houthi. Tổ chức này hiện đang kiểm soát thủ đô Sanaa và phần lớn lãnh thổ Yemen. Sau khi chiến sự giữa Hamas và Israel nổ ra vào ngày 7/10/2023, các chiến binh Houthi đã khiến Biển Đỏ “dậy sóng” cho việc vận chuyển hàng hải thông qua các cuộc tấn công bằng tên lửa vào các tàu chở dầu và thương mại.
Hezbollah của Lebanon, được thành lập năm 1982 dưới ảnh hưởng của cuộc Cách mạng Hồi giáo ở Iran, đã nhận được hỗ trợ tài chính và quân sự từ Tehran kể từ khi thành lập. Trong cuộc nội chiến ở Syria, lực lượng Hezbollah và cố vấn quân sự Iran đã tích cực ủng hộ chính quyền của ông Bashar al-Assad. Hơn nữa, sau khi Nga can thiệp vào cuộc xung đột ở Syria, “trục kháng chiến” đã tìm được đồng minh tạm thời ở Moscow.
Thế khó của Iran
Kể từ khi chiến sự Hamas và Israel ở Dải Gaza bùng nổ, mối quan hệ giữa Iran và Israel, cũng như bản chất của cuộc chiến ủy nhiệm giữa hai nước, đã thay đổi. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu bằng việc quyết định tấn công Lãnh sự quán Iran ở Damascus, đã tạo ra một thách thức mới cho Iran một cách hiệu quả - và điều này dẫn đến việc Tehran tấn công đáp trả nhà nước Do Thái bằng tên lửa và máy bay không người lái lần đầu tiên.
Điều này thực sự đã mở ra một chương mới trong quan hệ và xung đột của hai cường quốc khu vực này, dẫn đến phản ứng chung nhưng có kiểm soát của Israel dưới hình thức tấn công vào hệ thống radar S-300 của Iran.
Vụ sát hại Ismail Haniyeh, lãnh đạo chính trị của Hamas, vào ngày 31 tháng 7 năm 2024, tại Tehran bởi người Israel và các cuộc tấn công bằng tên lửa vào Beirut vào tháng 9 dẫn đến cái chết của thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah và khoảng 20 chỉ huy quân sự cấp cao, cũng như ít nhất một sĩ quan cấp cao của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), đã trở thành tiền đề cho một loạt cuộc tấn công tên lửa khác của Iran vào Israel (1/10).
Trong hoàn cảnh này, truyền thông và chính giới Iran đặt câu hỏi về chính sách đối ngoại kéo dài hàng thập kỷ của Iran nhằm tạo ra và hỗ trợ các nhóm ủy nhiệm trong khu vực, cũng như hàng tỷ USD hỗ trợ tài chính và quân sự cho những nhóm này, nhằm tránh rơi vào cuộc chiến tranh trực tiếp với Israel, đã không đạt hiệu quả.
Tổ chức quân sự và chính trị lớn nhất trong “Trục kháng chiến”, Hezbollah, rõ ràng đã suy yếu đáng kể sau các cuộc tấn công của Israel vào tháng 9/2024 tiêu diệt hàng loạt chỉ huy cấp cao của tổ chức. Trong bối cảnh đó, cộng đồng quốc tế lo ngại nếu Iran tiếp tục tấn công trực tiếp vào nhà nước Do Thái, đẩy khu vực Trung Đông rơi vào một cuộc chiến tranh toàn diện, nó sẽ tác động tiêu cực đến toàn thế giới, do tầm quan trọng của nguồn cung cấp năng lượng qua Vịnh Ba Tư.
Giới phân tích chính trị nhận định rằng, cho đến ngày 7/10/2023, “Trục kháng chiến” là một liên minh không chính thức của Iran cho phép nước này bảo đảm học thuyết chính sách đối ngoại và an ninh của mình. Tuy nhiên, những gì đang diễn ra hiện nay, sự suy yếu của các nhóm dân quân Shiite ở Lebanon và Iraq, cũng như lực lượng Houthi ở Yemen, trong việc tự vệ trước Israel và NATO, gây ra những rủi ro chưa từng có đối với lợi ích chiến lược của Iran ở khu vực.
Các điều kiện chính trị, nhiều vấn đề kinh tế - xã hội ở Iran khiến một bộ phận người dân không hài lòng với chính quyền, thậm chí xu hướng bất ổn trong nước ngày càng gia tăng nếu Iran tiếp tục xung đột quân sự trực tiếp với Israel và các cuộc tấn công của quân đội Nhà nước Do Thái nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Iran.
Vì vậy, không loại trừ khả năng Iran sẽ xem xét lại quan điểm của mình đối với các nhóm ủy nhiệm, trong đó có Hezbollah. Iran có thể có cái nhìn khác về Nghị quyết số 1701 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về việc rút lực lượng Hezbollah khỏi miền nam Lebanon, cũng như tiến trình giải giáp vũ khí của phong trào bán quân sự nhằm giảm mức độ leo thang hiện nay.
Rõ ràng, bất đồng quan điểm, xung đột lợi ích giữa các bên không ngừng gia tăng thời gian gần đây, khiến tình trạng “không chiến tranh, cũng không hòa bình” ở Trung Đông ngày càng mong manh. Sẽ không có giải pháp nào khác khả thi nếu không có đàm phán và tìm kiếm các thỏa thuận đôi bên cùng có lợi.
(CLO) Bảo hiểm Xã hội TP Hà Nội vừa công khai danh sách các doanh nghiệp chậm đóng BHXH, BHYT... trên địa bàn thành phố. Đáng chú ý, nhiều doanh nghiệp có tiếng trong lĩnh vực thời trang cũng bị nhắc tên.
(CLO) Nhân Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024), Phó Chủ tịch Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong (TNXP) Việt Nam Thân Đức Nam đã tham dự Lễ kỷ niệm và trao tặng quà cho các cựu quân nhân, cựu chiến binh khó khăn và gia đình chính sách.
(CLO) CTCP Nhiệt Điện Quảng Ninh (Mã: QTP) vừa quyết định chi 450 tỷ đồng tạm ứng cổ tức cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 10%. Số tiền này tương đương gần như toàn bộ lợi nhuận thu về trong 9 tháng đầu năm.
(CLO) Ngày 14/12, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump thông báo sẽ chọn Richard Grenell, cựu Giám đốc Tình báo Quốc gia và là cố vấn cấp cao của ông, làm đặc phái viên tổng thống cho các nhiệm vụ đặc biệt.
(CLO) Cảnh sát Thái Lan đã bắt giữ hai nghi phạm sau khi một vụ nổ bom xảy ra tại một buổi biểu diễn ngoài trời ở tỉnh Tak, gần biên giới với Myanmar vào tối ngày 13/12, làm chết ít nhất 3 người và bị thương 48 người khác.
(CLO) Hyundai và Kia hợp tác Google, mang Google Maps với hơn 250 triệu điểm đến toàn cầu lên xe, hướng tới kỷ nguyên ô tô thông minh chạy Android Automotive.
(CLO) Chỉ còn cách 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, người dân làng quất Tứ Liên (quận Tây Hồ, TP Hà Nội) đang tập trung cắt tỉa, chăm cây. Theo người dân, sau đợt bão có sự ảnh hưởng đến số lượng cây, tuy nhiên vẫn đảm bảo cung ứng cho thị trường Tết năm nay.
(CLO) Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Brazil Walter Braga Netto đã bị bắt vào thứ Bảy, trong khuôn khổ cuộc điều tra đang diễn ra về âm mưu đảo chính xung quanh cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 10 năm 2022.
(CLO) Dù sẽ bị lực lượng chức năng xử phạt nhưng hình ảnh người điều khiển xe máy đi ngược chiều, vượt đèn đỏ vẫn dễ dàng bắt gặp tại nhiều tuyến đường tại Hà Nội tiềm ẩn nguy cơ cao gây mất an toàn giao thông và tai nạn.
(NB&CL) Đến hẹn lại lên, đúng như mong chờ của độc giả toàn cầu, ngày 9/12, tạp chí Time đã công bố 10 ứng viên nằm trong danh sách rút gọn “Nhân vật của năm 2024”. Trong số 10 ứng viên này, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump, Tỷ phú công nghệ Elon Musk được xem là những cái tên sáng giá nhất cho danh hiệu “Nhân vật của năm 2024”. Nhà báo và Công luận xin được giới thiệu một số gương mặt nổi bật nhất.
(CLO) Hiện nay, quân đội Israel vẫn đang duy trì hoạt động quân sự ở Syria và chiếm được phần lớn vùng đệm ở Cao nguyên Golan. Giới phân tích lo ngại rằng, điều này có thể dẫn đến một cuộc xung đột mới ở Syria.
(CLO) Các cuộc ném bom đã xảy ra tại nhiều địa điểm trên khắp Syria khi các bên liên quan ở Trung Đông cố gắng bảo vệ lợi ích của họ sau khi phe nổi dậy lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad.
(CLO) Sau gần 14 năm nội chiến dai dẳng, chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad bất ngờ sụp đổ chỉ sau cuộc tấn công 11 ngày của quân nổi dậy. Vì đâu lại có kết cục gây sốc như vậy?
(CLO) Tổng thống mới đắc cử Donald Trump mới đây đã đe dọa áp mức thuế lên tới 100% đối với các nước BRICS nếu khối tìm cách “thay thế đồng đô la”. Cuộc chiến thuế quan này đang gây ra mối lo ngại tác động tiêu cực đối với thị trường tiền tệ và toàn bộ nền kinh tế thế giới.
(CLO) Ngoài nhóm Hayat Tahrir al-Sham và Quân đội Syria Tự do, chiến sự tại Syria thời gian gần đây cũng chứng kiến sự tham gia của Quân đội quốc gia Syria (SNA), vốn được xem là nhóm được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn.
(CLO) Tổng thống Volodymyr Zelenskyy vừa tuyên bố mỗi người Ukraine sẽ được hỗ trợ khoảng 24 USD trong mùa đông năm nay, một khoản tiền nhỏ cho những tính toán lớn của ông trong thời gian tới.
(CLO) Ngày 3/12, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Seok Yeol tuyên bố áp dụng thiết quân luật ở nước này. Sắc lệnh thiết quân luật cũng liên quan đến việc đình chỉ hoạt động của Quốc hội Hàn Quốc.
(CLO) Từng tuyên thệ với Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và Al Qaeda, Mohammed Al-Jawlani đã bất ngờ dẫn đầu một lực lượng nổi dậy hùng mạnh tiến đánh và kiểm soát phần lớn thành phố lớn Aleppo của Syria.