Trung Quốc nâng tầm ảnh hưởng tại Trung Á khi căng thẳng với phương Tây ngày càng tăng

Thứ năm, 22/09/2022 14:09 PM - 0 Trả lời

(CLO) Các khoản đầu tư và thỏa thuận mới của Trung Quốc vào Trung Á ngày càng được ưu tiên sau chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình. Trung Quốc có thể đang tìm kiếm ‘một con đường tơ lụa mới’ cho mình trước căng thẳng ngày càng tăng với phương Tây.

Các nhà phân tích cho biết khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đánh giá lại quan hệ thương mại trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng và các cuộc chia tách giữa nhiều khu vực trên thế giới, Trung Quốc đang tăng cường thúc đẩy nhiều chính sách mới để mở rộng vai trò quan trọng của mình hơn ở Trung Á, khi các khoản đầu tư và thỏa thuận mới củng cố thêm các mối quan hệ giữa hai khu vực sau chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình kể từ khi đại dịch Covid-19 bắt đầu.

trung quoc nang tam anh huong tai trung a khi cang thang voi phuong tay ngay cang tang hinh 1

Chủ tịch Tập Cận Bình sánh bước cùng Tổng thống Uzbekistan Shavkat Mirziyoyev tại Hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải ở Uzbekistan vào tuần trước. Ảnh: EPA-EFE.

Có sự bổ sung mạnh mẽ về kinh tế giữa Trung Quốc và Trung Á - một cụm các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ thường dựa vào Nga - được kỳ vọng sẽ mở ra những cánh cửa mới cho sự hợp tác sâu hơn về các vấn đề kinh tế sau chuyến thăm của ông Tập vào tuần trước tới Uzbekistan và Kazakhstan.

Trung Quốc là một thị trường rộng lớn, đang phát triển nhanh chóng đối với hàng hóa xuất khẩu của Trung Á, cũng như một nguồn sản xuất, công nghệ và vốn đầu tư.

Alexander Vuving, giáo sư của Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á-Thái Bình Dương ở Hawaii, cho biết các quốc gia không giáp biển và tương đối kém phát triển ở Trung Á cần tiền của Trung Quốc để phát triển.

Theo ông Vuving: “Các nước Trung Á cần khai thác dầu và Trung Quốc cần được kết nối với Trung Đông. Và giờ đây, với việc nước Nga bị thu hẹp và bị cô lập, Trung Quốc sẽ cần khám phá 'con đường tơ lụa mới' mà không cần phải đi qua Nga - đó là mạng lưới thương mại Á - Âu cổ đại để kết nối với các khu vực của châu Âu.”

Trung Quốc coi Trung Á là con đường dẫn đến châu Âu, với một số tuyến vận tải của họ ở đó đã kết nối với châu Âu.

Sáng kiến Vành đai và Con đường, trị giá 1 nghìn tỷ USD, nỗ lực trong 9 năm nhằm thông suốt các tuyến đường thương mại giữa Trung Quốc và nước ngoài bằng cách xây dựng cơ sở hạ tầng trên khắp thế giới, đã bao gồm tiến bộ cơ sở hạ tầng toàn diện về đường sắt, đường cao tốc, đường ống dẫn dầu và khí đốt và lưới điện, và nó được thiết lập để mở rộng hơn nữa.

Bộ Ngoại giao cho biết hôm thứ 6 rằng, khi ông Tập tham gia Hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải ở Uzbekistan, Chính phủ Trung Quốc và Trung Á đã ký khoảng 30 văn kiện hợp tác hai chiều liên quan đến tài chính, bảo tồn nước, nền kinh tế kỹ thuật số và phát triển “xanh”, trong số các lĩnh vực khác.

Một ngày sau đó, Bộ cho biết chuyến thăm của ông Tập là để chỉ ra một kế hoạch phát triển tương lai trong thời kỳ hỗn loạn.

Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, được thành lập năm 2001 để giải quyết các vấn đề kinh tế và an ninh khu vực, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Pakistan, Nga, Tajikistan và Uzbekistan.

Ngoài ra, Quỹ con đường tơ lụa do Chính phủ điều hành trị giá 40 tỷ USD của Trung Quốc sẽ mua 49% cổ phần của một nhà máy điện chạy bằng khí trị giá 1 tỷ USD ở Uzbekistan. Người nhận tài trợ sẽ sử dụng khoản đầu tư đó để cung cấp năng lượng điện ở Uzbekistan sau khi các hoạt động thương mại bắt đầu vào năm 2024.

Quỹ này cho biết nhà máy điện chu trình hỗn hợp do Trung Quốc tài trợ ở Uzbekistan sẽ thay thế một nhà máy chạy bằng khí đốt “kiểu cũ, kém hiệu quả” và tạo ra năng lượng cho gần một triệu người dân địa phương.

Bộ Ngoại giao cho biết, một biên bản ghi nhớ vào tuần trước về tuyến đường sắt Trung Quốc-Kyrgyzstan-Uzbekistan dài 280 km (170 dặm) đã đánh dấu “tiến bộ quan trọng” trong việc xây dựng một tuyến đường vận tải Á - Âu với quy mô lớn.

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cũng thông báo hôm thứ 3 rằng họ đã ký một bản hợp tác với Ngân hàng Quốc gia Cộng hòa Kazakhstan để cho phép sử dụng cho các giao dịch xuyên biên giới được thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc, điều này sẽ tạo thuận lợi hơn nữa cho thương mại và đầu tư song phương.

Các nhà phân tích tin rằng các nước Trung Á đang phát triển nhanh chóng hy vọng sẽ nhận được nhiều đầu tư, viện trợ cơ sở hạ tầng và các hợp đồng khí đốt tự nhiên từ Trung Quốc hơn, trong khi Trung Quốc sẽ cải thiện hình ảnh của mình như một nhà hỗ trợ cho Trung Á, làm dịu cơn khát khí đốt tự nhiên Trung Á và sử dụng mối quan hệ với các nước có liên quan để tạo thêm ảnh hưởng ở các nước xung quanh Nga, Ấn Độ và châu Âu.

Stephen Nagy, Phó giáo sư cấp cao về chính trị và nghiên cứu quốc tế tại International Christian cho biết Đại học ở Tokyo cho hay, đối với Trung Quốc, bị các nước đồng minh phương Tây chèn ép về mặt chính trị và kinh tế, Trung Á và các cường quốc giáp biên đại diện cho một “nhóm an toàn” vì họ “liên kết rộng rãi về mặt địa chính trị”.

Theo một số chuyên gia, rút kinh nghiệm từ những thất bại kinh tế của các cuộc đụng độ địa chính trị gia tăng, bao gồm cả các cuộc chiến ở Ukraine và Afghanistan, Trung Quốc cũng đang tìm cách đa dạng hóa nhập khẩu và quan hệ thương mại để giảm thiểu rủi ro.

Tuy nhiên, thách thức vẫn còn rất nhiều trong sự hợp tác. Nhiều quốc gia Trung Á nhận ra “sức hấp dẫn kinh tế ngày càng tăng” của Trung Quốc, nhưng cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện ở một số quốc gia Trung Á kém phát triển hơn có thể gây ra “tắc nghẽn” trong phát triển kinh tế trong mạng lưới Tổ chức Hợp tác Thượng Hải.

Trung Á cũng là nơi mà các cường quốc cạnh tranh nhau để dành được vị thế quan trọng, dưới ảnh hưởng của cả các siêu cường như Trung Quốc, Nga, Mỹ, và các nền kinh tế mới nổi, bao gồm Iran, Ấn Độ...

Huy Hoàng (Theo SCMP)

Bình Luận

Tin khác

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

(CLO) Tiếp tục chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại tại một số nước châu Âu, trong chương trình công tác tại Hà Lan, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải làm trưởng đoàn có buổi làm việc với một số doanh nghiệp của Vương quốc Hà Lan.

Kinh tế vĩ mô
Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

(CLO) Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: 'Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: "Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

(CLO) Việc VIPFA khai trương cơ quan đại diện tại TP Hồ Chí Minh sẽ là cầu nối hiệu quả giữa cộng đồng doanh nghiệp hình thành hệ sinh thái kinh doanh kết nối cơ hội đầu tư và xúc tiến FDI vào Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.

Kinh tế vĩ mô
Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới đã tổ chức buổi công bố điểm lại kinh tế Việt Nam tháng 4/2024, với chuyên đề "Đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo".

Kinh tế vĩ mô