Trước làn sóng Covid-19 thứ ba: Đừng chủ quan hay ngạo nghễ quá đà!

Thứ năm, 08/10/2020 08:55 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Dù thành công bước đầu trong kiểm soát Covid-19, nhưng Việt Nam vẫn chưa an toàn khi Covid-19 vẫn diễn biến khó lường trên toàn cầu. Chủ quan hay ngạo nghễ quá đà đều cực kỳ nguy hiểm bởi theo các chuyên gia, khả năng xuất hiện làn sóng dịch bệnh thứ ba là hoàn toàn có thể.

1. Thế giới vẫn đang quay cuồng trước sự lây lan khó kiểm soát và ảnh hưởng nặng nề về kinh tế - xã hội bởi Covid-19 gây ra.

Theo trang thống kê Worldometers, tính đến sáng ngày 7/10/2020, thế giới đã ghi nhận hơn 36 triệu ca nhiễm Covid-19, trong đó có 1.053.942 ca tử vong. Ba quốc gia có số ca nhiễm và tử vong cao nhất lần lượt là Mỹ, Ấn Độ và Brazil.

Tại châu Á, đã có hơn 11 triệu ca nhiễm Covid-19, trong đó hơn 203.000 ca tử vong, nghiêm trọng nhất là Ấn Độ khi số ca nhiễm mới biến động rất mạnh, từ 74.767 trong ngày 4/10 xuống còn 59.893 ngày 5/10, nhưng sang 6/10, số ca nhiễm lại lên 72.106 ca…

Khu vực châu Âu, dịch bệnh tiếp tục lây lan nhanh tại Anh, Nga, Pháp, Hà Lan... Tại Áo, Thủ tướng Sebastian Kurz đã phải tiến hành xét nghiệm virus SARS-CoV-2 sau khi một đồng nghiệp thân cận dương tính với virus.

Tại Nam Mỹ, ngoài Brazil, dịch bệnh cũng đang lây lan mạnh tại Argentina. Phía Bắc Mỹ, Mexico vừa ghi nhận tổng số ca tử vong tới 81.877, và Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức dương tính với SARS-CoV-2.

Tại khu vực Trung Đông, dịch tiếp tục lây lan nhanh ở Israel, Iran, Iraq,... Tình hình tại châu Phi cũng không mấy lạc quan, với Nam Phi, Morocco, Ai Cập, Ethiopia dẫn đầu về số ca nhiễm, tỷ lệ tử vong do Covid-19 vào khoảng 2,4%.

Ở Đông Nam Á, hai “điểm nóng” vẫn là Indonesia và Philippines, với số ca nhiễm lên tới hơn 630.000, tử vong hơn 17.000 ca. Đáng chú ý, ngày 5/10, Malaysia ghi nhận tới 429 ca là lây nhiễm trong cộng đồng, Thủ tướng nước này cũng phải tự cách ly tại nhà 14 ngày vì có họp với một bộ trưởng mắc Covid-19.

Những con số trên đã, đang và còn biến động hằng ngày, hằng giờ, cho thấy không thể đoán lường về tình hình lây nhiễm Covid-19 trên toàn cầu. Và Việt Nam không đứng ngoài những mối nguy trên, khi vẫn là điểm đến - đi của đông đảo nhà đầu tư, người lao động, du khách…

2. Việt Nam hiện có 1.098 ca nhiễm, 35 ca tử vong và mới xuất hiện 01 trường hợp nhiễm Covid-19 mới, được quốc tế khen ngợi đã “đánh bại làn sóng Covid-19 thứ hai” nhờ việc triển khai các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt nhất tại tâm dịch Đà Nẵng, chủ động làm xét nghiệm quy mô lớn và làm tốt công tác truyền thông…

Theo Bộ Y tế, từ khi Covid-19 bùng phát, Việt Nam đã trải qua 2 đợt dịch lớn vào tháng 3 và tháng 7/2020, nay đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định nếu lơ là, mất cảnh giác thì thời gian tới, Việt Nam tiếp tục có ca bệnh trong cộng đồng và có thể bùng phát thành đợt dịch mới. Bên cạnh đó, nguồn bệnh có thể xâm nhập từ bên ngoài.

Khu chôn cất dành cho người bệnh qua đời vì Covid-19 tại thủ đô Jakarta, Indonesia. Ảnh REUTERS

Khu chôn cất dành cho người bệnh qua đời vì Covid-19 tại thủ đô Jakarta, Indonesia. Ảnh REUTERS

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 mới đây, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã lưu ý lãnh đạo các địa phương về việc tuân thủ các quy định phòng chống dịch trong bối cảnh Việt Nam thực hiện mục tiêu kép - vừa phát triển kinh tế vừa chống dịch hiệu quả.

Trước đó, ngày 24/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có công điện yêu cầu tất cả cơ quan, đơn vị và người dân không lơ là mà cần tiếp tục nâng cao cảnh giác, gia tăng sự chủ động phòng tránh, kiên quyết không để xảy ra nguy cơ bùng phát làn sóng thứ 3 dịch Covid-19 ở nước ta.

Chính phủ đánh giá, nguy cơ dịch bệnh vẫn thường trực, nhất là từ người nhập cảnh nhưng không chấp hành nghiêm quy định về cách ly, giám sát y tế; nguồn bệnh từ các đợt dịch trước nhưng chưa được phát hiện và có thể cả từ hàng hóa nhập khẩu… Đáng quan ngại là tại một số nơi, cả trong một số cơ quan Nhà nước, đã bắt đầu xuất hiện tâm lý chủ quan; nhiều hoạt động tụ tập đông người nhưng thiếu các biện pháp phòng dịch cần thiết có xu hướng phổ biến nhưng chưa được cơ quan chức năng nhắc nhở, chấn chỉnh kịp thời;...

Trong khi đó, các chuyên gia y tế nhận định công tác phòng chống dịch Covid-19 sắp tới sẽ khó khăn hơn khi mùa Đông sắp đến, điều kiện thời tiết thuận lợi cho virus phát triển, lây lan. Quyền Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long dự báo: “Mùa Đông 2020 sẽ khốc liệt trong phòng chống dịch Covid-19 do chưa có vaccine điều trị rộng rãi”.

3. Khi mà các cơ quan hữu trách và cộng đồng xuất hiện tâm lý chủ quan, thì Hải Phòng đã vừa phải huy động lực lượng phong tỏa một khách sạn liên quan đến ca nghi nhiễm Covid-19.

Cụ thể, sau khi nhận được văn bản ngày 5/10 của Công ty K.C.V.N thông báo về việc một nhân viên người Nhật Bản (xét nghiệm bằng phương pháp PCR cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2) từng lưu trú tại Hải Phòng, Sở Y tế đã phối hợp với UBND quận Lê Chân và huyện Thủy Nguyên thực hiện phong tỏa toàn bộ khách sạn, cách ly nhóm nhân viên từng tiếp xúc ca này, xác định được 162 trường hợp F1 và tiếp tục rà soát các trường hợp F2…

Một sự cố đáng tiếc với Hải Phòng, những cũng là một “hồi chuông cảnh tỉnh” cần thiết được gióng lên cho cả nước, cho thấy Covid-19 có thể xuất hiện bất kỳ đâu, bất cứ lúc nào.

Việt Nam đã và đang thực hiện mục tiêu kép, vừa phát triển kinh tế vừa chống dịch, Chính phủ cho thấy quyết tâm lớn trong thúc đẩy tăng trưởng với các giải pháp hợp lý kể cả từ chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Dễ nhận biết hơn qua lời tác giả Michael Tatarski về thành quả chống dịch của Việt Nam trên Telegraph: “Dù duy trì kiểm soát biên giới với các nước và chỉ vận hành một số chuyến bay nhất định, cuộc sống tại Việt Nam vẫn diễn ra bình thường một cách đáng kinh ngạc đối với phần lớn thế giới: Du lịch nội địa hoạt động với công suất tối đa, nhà hàng và quán bar đông đúc, các quy định giãn cách xã hội được gỡ bỏ…”

Ngày 5/10, quan chức WHO Mike Ryan cho biết tổ chức này ước tính cứ 10 người dân thì có 1 người có thể đã nhiễm Covid-19, tương đương 10% dân số thế giới có thể đã mắc bệnh. Các điểm bùng phát đang gia tăng tại nhiều khu vực ở Đông Nam Á, trong khi số ca mắc và tử vong cũng đang tăng dần ở nhiều khu vực châu Âu và Đông Địa Trung Hải. “Thế giới đang bước vào một giai đoạn khó khăn khi dịch bệnh tiếp tục lan rộng”, ông Ryan cảnh báo.

Đó là một tin tức không hề vui vẻ, vì Việt Nam đã và đang hội nhập sâu rộng với thế giới, tức là nguy cơ xuất hiện làn sóng dịch bệnh Covid-19 thứ ba tại Việt Nam là hiển hiện, nếu chúng ta tiếp tục chủ quan hay ngạo nghễ quá đà.

Kiên Giang

Tin khác

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn