Từ vấn nạn “biến tướng lễ hội”: Đừng để niềm tin tâm linh bị trục lợi!

Thứ năm, 29/02/2024 13:21 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, đi lễ chùa để cầu mong một năm mới bình an, thuận lợi đã là một nét đẹp truyền thống văn hóa. Tuy nhiên, nét đẹp văn hóa lâu đời này dần bị biến tướng, câu chuyện lễ hội biến tướng, trục lợi tâm linh dường như vẫn là câu chuyện dài chưa có hồi kết.

Theo nhiều chuyên gia, đáp án cho vấn nạn dai dẳng này phải đến từ nhiều phía: sự quyết liệt của cơ quan quản lý và sự tỉnh táo của chính người chọn gửi niềm tin tâm linh, đừng để đức tin của mình bị trục lợi.

Biến tướng lễ hội, “tâm linh biến tướng”: Chuyện dài nói mãi

Mùa lễ hội Giáp Thìn 2024 mới khai cuộc chưa được bao lâu, nhưng điều “chưa đẹp, chưa ổn” của mùa lễ hội đã dần bộc lộ tại nhiều địa phương. Đơn cử như theo phản ánh của phóng viên Báo Giáo dục thời đại, mới đây, tại Di tích lịch sử - văn hóa đền Bảo Lộc thuộc xã Mỹ Phúc (Mỹ Lộc, Nam Định), được biết đến là nơi sinh ra, nơi có lăng mộ của Đức Thánh Trần, diễn ra tình trạng ngay từ cổng vào đền, dọc hai bên đường la liệt các bàn viết sớ, bán ấn trạch, bùa hộ mệnh, hàng mã, dịch vụ đổi tiền lẻ.

Đặc biệt, trong nhiều năm qua, báo chí ghi nhận tại di tích này “ăn theo” nghi lễ khai ấn ở Đền Trần (thờ 14 vị vua nhà Trần, ở phường Lộc Vượng, TP. Nam Định) nhà đền duy trì hoạt động tổ chức cho khách vào khu vực được gắn biển “cung cấm”, qua một khung cửa hẹp để đóng ấn, thu tiền trong khi nghi lễ khai ấn, đóng ấn không liên quan gì tới di tích. Để sở hữu lá ấn, du khách phải chấp nhận đề nghị của thủ nhang với mức giá 50.000 - 250.000 đồng. Việc rao bán ấn được công khai từ cửa đền đến cung cấm. Hàng trăm người xếp hàng trước cung cấm để được tự tay đóng ấn. Họ phải xếp hàng chờ tự đóng ấn theo mức giá được công khai để sở hữu một bộ ấn và bùa hộ mệnh. Bên cạnh đó, hoạt động đổi tiền lẻ cũng diễn ra công khai trước cửa đền. Khách vào đền nếu cần đổi tiền sẽ phải chịu mức chênh lệch “cắt cổ” khi đổi 100 nghìn đồng tiền lẻ sẽ phải đưa 125 nghìn đồng.

tu van nan bien tuong le hoi dung de niem tin tam linh bi truc loi hinh 1

Lễ hội Rước pháo Đồng Kỵ, Từ Sơn, Bắc Ninh. Ảnh: Quang Vinh

Điều đáng quan ngại là thời gian gần đây, các vụ việc trục lợi tín ngưỡng, tôn giáo diễn ra với hình thức ngày càng đa dạng và liên tục gia tăng với muôn hình vạn trạng. Điển hình phải kể đến vụ việc chùa Ba Vàng tổ chức rước, trưng bày vật thể gọi là “xá lợi tóc Phật”. Đã có hàng vạn người dân, phật tử kéo về chùa này để chiêm bái, đảnh lễ “xá lợi tóc của Đức Phật”. Nhiều người còn xúc động rơi nước mắt, van vái, cầu xin, cúng dường trước vật thể được quảng bá là “xá lợi tóc Phật” này. 

Hơn thế, trên nhiều trang mạng xã hội còn lan truyền những thông tin về sợi tóc 2.600 năm có thể chuyển động, khiến đám đông trở nên hiếu kỳ hơn. Khi sự việc xảy ra, các cơ quan chức năng vào cuộc và Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng đã ra thông báo việc kỷ luật đại đức Thích Trúc Thái Minh. Ngoài bị cảnh cáo, trụ trì chùa Ba Vàng phải sám hối trước Thường trực Hội đồng trị sự. Dư luận bất bình bởi những thông tin được cho là mê muội này lại khởi phát dưới một mái chùa.

tu van nan bien tuong le hoi dung de niem tin tam linh bi truc loi hinh 2

Dòng người đông nghịt đi lễ đền Bà Chúa Kho (tỉnh Bắc Ninh). Ảnh: Hà Thanh

Sự bát nháo, biến tướng của tâm linh, lễ hội giờ đây còn diễn ra hết sức phổ biến đến mức đáng quan ngại trên không gian mạng. Theo phản ánh mới đây của Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Tiktok hay các website, hàng loạt các cá nhân giả mạo sư thầy, thầy bói,... xuất hiện tạo một “thị trường tâm linh” phủ đầy trên không gian mạng.

Mỗi hội nhóm có thể lên tới hàng trăm ngàn thành viên tham gia. Không ít người đã tự biến mình thành nạn nhân của những trò lừa đảo tâm linh trên mạng vì tin theo lời bói toán vô căn cứ, dẫn tới hậu quả xấu cho bản thân và gia đình, mất thời gian tiền của, mua về sự lo lắng, hoang mang. Khi nhiều người dân tin tưởng một cách mù quáng vào vận may rủi, tạo ra nhiều cơ hội cho những đối tượng lợi dụng hình thức tâm linh online trục lợi, lừa đảo, vô hình chung đã khiến giá trị của tâm linh cũng bị biến tướng theo.

Trước thực trạng này, TS. Nguyễn Viết Chức - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục của Quốc hội cho rằng: “Rất đáng buồn, bởi tín ngưỡng tôn giáo luôn luôn được Nhân dân ta cũng như Đảng ta tôn trọng. Tín ngưỡng, tôn giáo là một phần của đời sống xã hội, của đời sống con người. Tâm linh rất sâu sắc trong tâm khảm con người, đó là đức tin. Nhưng lại bị trục lợi, đức tin mà bị trục lợi thì trái với cả luật pháp, trái với đạo lý”.

Cần cả sự quyết liệt từ cơ quan năng và sự tỉnh táo của người dân

Cũng theo TS. Nguyễn Viết Chức nếu tình trạng trục lợi tín ngưỡng, tôn giáo không được ngăn chặn kịp thời nó sẽ gây ra những hậu quả khôn lường, không chỉ ảnh hưởng tới một cá nhân, một gia đình mà còn ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.

“Một câu chuyện tưởng chừng như nhỏ nhặt, nhưng là chuyện lòng tin bị lạm dụng, thì lòng tin sẽ bị lệch hướng, sai một li đi một dặm. Cái mất lớn nhất là làm hỏng cả những điều linh thiêng trong đời sống tâm linh, và cái hỏng thứ 2 là lừa gạt, làm đảo lộn xã hội” - nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Viết Chức nhấn mạnh.

tu van nan bien tuong le hoi dung de niem tin tam linh bi truc loi hinh 3

Luôn được chú trọng nhằm bảo vệ an toàn, tạo thuận lợi cho du khách về tham quan, chiêm bái. Ảnh tư liệu: Lê Sơn/Báo Tin tức

Từ sự cấp thiết đó, vì thế, vấn đề làm thế nào để chặn đứng được vấn nạn trục lợi tín ngưỡng, trục lợi tôn giáo, dù không mới, nhưng vẫn phải được đặt ra. Phần đa ý kiến của các nhà báo, các nhà văn hóa… đều cho rằng, điều trước tiên vẫn là cần có chế tài mạnh mẽ hơn nữa từ các cơ quan chức năng. Trên thực tế, dù chúng ta đã có chế tài để xử lý vi phạm được quy định trong Luật Tín ngưỡng Tôn giáo (2016) và cao hơn nữa là Hiến pháp và một số bộ luật, nhưng hoạt động trục lợi tín ngưỡng, tôn giáo vẫn diễn ra với nhiều hình thức tinh vi, lợi dụng những kẽ hở và tính nhân văn trong luật pháp cũng như trong chính sách về tôn giáo, tín ngưỡng của Đảng và Nhà nước ta. Vì vậy, để ngăn chặn tình trạng này, chúng ta vẫn rất cần nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý.

tu van nan bien tuong le hoi dung de niem tin tam linh bi truc loi hinh 4

Hãy để các lễ hội luôn là nơi lưu giữ các giá trị văn hóa truyền thống

Bàn về vấn đề này, PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, cho rằng các cơ quan quản lý nhà nước có vai trò rất quan trọng để ngăn chặn tình trạng mê tín dị đoan nói chung. Để làm được điều đó, bên cạnh việc triển khai thật tốt các văn bản quy phạm pháp luật về vấn đề này như trong Nghị định 38/2021 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo, ở đó, tại Điều 14 đã có những quy định xử lý vi phạm trong tổ chức lễ hội.

Ví dụ như phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi lợi dụng hoạt động tổ chức lễ hội để trục lợi và tham gia hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội; hay tại Điểm a, Khoản 2 và Khoản 4 Điều 15 Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng hoạt động lên đồng, xem bói... và các hình thức tương tự khác để trục lợi; thậm chí hoạt động mê tín dị đoan còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu người vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm theo Điều 320, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội hành nghề mê tín dị đoan….

Nói về sự biến tướng của lễ hội, GS-TSKH Tô Ngọc Thanh từng nói: “Những thứ nhếch nhác chúng ta nhìn thấy tại hội không phải là mặt trái của hội mà chỉ là những yếu tố ký sinh. Nó được sinh ra không phải từ hội mà do tính vụ lợi của nền kinh tế thị trường và sự thiếu niềm tin trong tâm lý người dân. Có lẽ người dự hội nghĩ rằng mình cúng thần thánh bao nhiêu thì sẽ được nhận lại ít nhất là bằng hoặc hơn thế. Cách tốt nhất để quản lý tốt lễ hội là cần tăng cường công tác tuyên truyền ý thức của người dân, bắt đầu từ việc giáo dục trong nhà trường, để người dân hiểu và không tin vào những điều mê muội”.

Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo. Đây là những nội dung được trích từ Luật Tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam. Tuy nhiên, đúng như nhìn nhận của TS. Nguyễn Viết Chức, “sự trục lợi tín ngưỡng, tôn giáo sẽ không có cơ hội nếu chúng ta thực sự hiểu chân lý của những chính đạo. Đừng để đức tin bị lợi dụng mù quáng, bởi hệ lụy sẽ khôn lường đến chính bản thân và gia đình mỗi người”. Sự tỉnh táo, hiểu biết của mỗi người khi thực thi giáo lý cũng là chìa khoá quan trọng để khoá lại những biến tướng, bát nháo của lễ hội.

Nguyễn Hà

Bình Luận

Tin khác

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn