Các lệnh trừng phạt của phương Tây đang trở thành con dao hai lưỡi

Chủ nhật, 03/04/2022 06:57 AM - 0 Trả lời

(CLO) Mỹ và phương Tây đang ngày càng lạm dụng các lệnh trừng phạt kinh tế. Trong khi giải pháp này chưa đạt được mục đích chính, thì nó đã gây ra nhiều hệ lụy về mọi mặt, trong đó ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống của dân thường, như những gì đang xảy ra với cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Lạm dụng lệnh trừng phạt

Khi chiến sự bùng phát ở Ukraine, phương Tây đã phát động một chiến dịch cô lập kinh tế Nga chưa từng có. Đầu tiên, những người thân cận với Điện Kremlin đã bị nhắm mục tiêu, sau đó là hệ thống tài chính của nước này. Mỹ đã cấm nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt tự nhiên của Nga, thậm chí cùng với các đồng minh công bố kế hoạch thu hồi quy chế thương mại ưu đãi, nhằm cắt đứt nước này khỏi nền kinh tế thế giới.

cac lenh trung phat cua phuong tay dang tro thanh con dao hai luoi hinh 1

Cơn mưa trừng phạt kinh tế của Mỹ và phương Tây vẫn không hạ nhiệt được cuộc chiến giữa Nga và Ukraine. Ảnh: AP

cac lenh trung phat cua phuong tay dang tro thanh con dao hai luoi hinh 2

Trong khi thường không giải quyết được vấn đề cốt lõi, các lệnh trừng phạt luôn khiến người dân rơi vào cảnh khó khăn như tại Afghanistan. Ảnh: Internet

cac lenh trung phat cua phuong tay dang tro thanh con dao hai luoi hinh 3

Các lệnh trừng phạt của Mỹ đang phản tác dụng, khiến họ gặp nhiều thách thức hơn về địa chính trị. Ảnh minh họa: Stephen Case

Một trong những hiện tượng dễ nhận ra nhất sau các lệnh trừng phạt của phương Tây là hầu hết các tập đoàn, thương hiệu quốc tế đã lần lượt rời khỏi thị trường Nga, từ mặt hàng tiêu dùng như Coca Cola, McDonald… các dịch vụ thanh toán Mastercard, PayPal… các sản phẩm giải trí và truyền thông như Netflix, Facebook, Bloomberg, Walt Disney… cho đến những gã khổng lồ công nghệ Microsoft hay Apple.

Rõ ràng, trừng phạt kinh tế đang dần trở thành công cụ cưỡng chế chính của Mỹ và phương Tây nói chung trong việc giải quyết một cuộc xung đột địa chính trị hay quân sự. Nó thậm chí đã trở thành một hướng đi có hệ thống và được thực hiện qua nhiều đời tổng thống Mỹ gần đây, một phần do hệ quả từ các thất bại trong giải pháp quân sự truyền thống ở Iraq và đặc biệt Afghanistan.

Năm 2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bổ sung thêm gần 30% các cá nhân và thực thể vào danh sách trừng phạt của Mỹ so với người tiền nhiệm Barack Obama đã làm trong năm trước đó. Bản thân ông Obama cũng đã tăng gần gấp ba lần lệnh trừng phạt trong năm cuối cùng nắm quyền so với năm 2009.

Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt của Mỹ và phương Tây phần lớn đã không đạt được mục tiêu cốt lõi của chúng, cho dù ở Triều Tiên, Venezuela, Iran hay những nơi khác. Thay vào đó, chúng đã để lại hậu quả lâu dài về mọi mặt.

Trước tiên, việc lạm dụng các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây đang khiến chính họ đối mặt với nhiều sự cô lập hơn và thách thức hơn, khi vô tình tạo những liên minh địa chính trị và hệ thống kinh tế song song để đối phó với lệnh trừng phạt của họ, đáng kể nhất là sự kết hợp giữa Nga và Trung Quốc.

Sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin sáp nhập Crimea vào năm 2014, các ngân hàng phương Tây đã giảm gần 80% mức độ tiếp xúc với hệ thống tài chính Nga. Để rồi đến năm 2019, Bắc Kinh và Moscow đã quyết định tăng cường việc thanh toán giao dịch bằng tiền tệ của họ thay vì sử dụng đồng đô la Mỹ.

Trong khi đó, Trung Quốc cũng đã nhanh chóng đa dạng hóa dự trữ ngoại hối và mua vàng để giảm mức độ tiếp xúc với đồng đô la Mỹ. Các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với các quốc gia khác cũng giúp đồng nhân dân tệ trở lên mạnh mẽ hơn. Kể từ năm 2001, tỷ trọng của đồng nhân dân tệ trong giao dịch ngoại hối đã từ gần như bằng 0 đã lên hơn 4%.

Mức này thấp hơn đáng kể so với các đồng tiền phương Tây khác, nhưng khi các lệnh trừng phạt của phương Tây tiếp tục nhắm vào quốc gia ở khắp mọi nơi, Trung Quốc rõ ràng càng có nhiều cơ hội tiếp tục đẩy nhanh sức mạnh của đồng tiền của mình, đặc biệt trong mối quan hệ với Nga.

Dễ nhận thấy, các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga chưa biết có thể chấm dứt cuộc xung đột tại Ukraine như mục tiêu chính của nó hay không, song rõ ràng đã tác động mạnh mẽ tới chính các đồng minh của họ tại châu Âu nói riêng, thế giới nói chung.

Các lệnh cấm nhập khẩu dầu thô và khí đốt của Nga đã khiến giá xăng dầu tăng chóng mặt, đặc biệt có nguy cơ khiến châu Âu rơi vào một cuộc khủng hoảng năng lượng. Hiện khu vực này vẫn phụ thuộc tới 40% từ nguồn khí đốt của Nga, tới đây còn có thể bị cắt hoàn toàn nguồn cung nếu không thanh toán bằng đồng rúp như Moscow yêu cầu. Ngay sau khi Tổng thống Vladimir Putin ký sắc lệnh về việc này vào thứ Năm (31/3) vừa rồi, đồng rúp đã tăng giá lên mức bằng trước thời điểm các lệnh trừng phạt. Có nghĩa ít nhất về ngắn hạn, công cụ trừng phạt kinh tế của phương Tây đang cho thấy không có nhiều tác dụng.

Những hệ lụy đáng tiếc

Việc Mỹ và phương Tây lạm dụng lệnh trừng phạt với Nga và các nước khác nói chung rõ ràng càng khiến họ gặp nhiều thách thức về địa chính trị và kinh tế từ các đối thủ truyền thống. Trung Quốc được cho rằng đã nhập khẩu rất nhiều dầu thô giá rẻ từ các quốc gia mà Mỹ trừng phạt như Iran, Venezuela và đặc biệt Nga.

Ngay trước thềm cuộc tấn công của Nga vào Ukraine, Trung Quốc đã ký hợp đồng mua hàng tỷ mét khối khí đốt và hàng triệu thùng dầu thô với Nga. Thậm chí, Nga còn lên kế hoạch xây dựng một đường ống khí đốt tới Trung Quốc, để định tuyến dòng chảy năng lượng của mình từ châu Âu sang châu Á.

cac lenh trung phat cua phuong tay dang tro thanh con dao hai luoi hinh 4

Các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây đối với Nga khiến giá nhiên liệu và lạm phát tăng vọt trên khắp thế giới. Ảnh: Reuters

Mới đây Ấn Độ cũng thừa nhận đã mua 3 triệu thùng dầu thô giá rẻ của Nga và Bộ trưởng ngoại giao Subrahmanyam Jaishankar của nước này còn tuyên bố sau khi tiếp đón người đồng cấp Nga Sergey Lavrov tại New Delhi hôm 1/4 rằng: “Khi giá dầu tăng, các quốc gia phải ra ngoài thị trường và tìm kiếm các giao dịch tốt có lợi cho người dân là điều hiển nhiên”.

Các lệnh trừng phạt của phương Tây cũng khiến nhiều đối thủ truyền thống về địa chính trị của họ càng lớn mạnh và gắn bó lại với nhau hơn. Việc Trung Quốc và Ấn Độ đang dần bình thường hóa quan hệ, liên tục có những cuộc gặp cấp cao với nhau gần đây, hẳn đang dần khiến phương Tây mất nhiều tầm ảnh hưởng địa chính trị tại khu vực Ấn Độ dương - Thái Bình dương.

Điều tồi tệ hơn, trong khi các lệnh trừng phạt của phương Tây thường không giải quyết được vấn đề cốt lõi, như việc khiến Nga ngừng tấn công Ukraine hay đạt được các mục đích về chính trị ở Afghanistan, Iraq, Iran, Venezuela hay Triều Tiên, thì nó đã khiến cuộc sống của hàng triệu dân thường gặp nhiều khó khăn và tình trạng này luôn rất lâu dài.

Tính riêng tại Venezuela, vào năm 2019, một báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách có trụ sở tại Washington ước tính rằng 40.000 người Venezuela đã chết do các lệnh trừng phạt của chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump vào năm 2017. Tất nhiên, ai cũng biết hàng triệu người Afghanistan đang đứng trước nạn đói sau khi Mỹ thất bại về quân sự và rút quân khỏi nước này, đồng thời áp đặt một loạt lệnh trừng phạt đối với chính quyền mới Taliban.

Ở Iran, các lệnh trừng phạt đơn phương của ông Trump và việc rút khỏi thỏa thuận hạt nhân không chỉ khiến người dân ở đây gặp khó khăn hơn, mà còn phản tác dụng về mặt chính trị, khi giúp Tổng thống cứng rắn Ebrahim Raisi lên nắm quyền.

Tuy nhiên, những gì đang diễn ra tại Ukraine mới là minh chứng điển hình nhất. Dù Mỹ và phương Tây đã trút một cơn mưa trừng phạt đối với Nga, song vẫn chưa thể làm nguội lạnh được cuộc chiến tại Ukraine, chứ đừng nói kết thúc cuộc khủng hoảng giữa 2 nước này hay sự bất ổn nói chung trong khu vực. Trong khi đó, hệ quả trước mắt và có thể rất lâu dài của nó là khiến các đồng minh châu Âu suy yếu, ảnh hưởng tới cuộc sống của hầu hết người dân trên toàn cầu.

Có thể nói, chính sách trừng phạt kinh tế của Mỹ và phương Tây đang là con dao 2 lưỡi và dường như một lần nữa đang chứng tỏ... phản tác dụng?!

Hoàng Hải

Bình Luận

Tin khác

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

(CLO) Khi căng thẳng với Iran giảm bớt, quân đội Israel đang chuẩn bị hoàn thành công việc mà họ cho là còn dang dở: Triệt hạ Hamas khỏi thành trì cuối cùng của lực lượng này ở thành phố Rafah, nơi có hơn một triệu người Palestine đang trú ẩn.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

(CLO) Tạo ra lực lượng lao động sản xuất có năng lực đang được xem là thách thức lớn nhất của Ấn Độ trong bối cảnh đất nước đông dân nhất thế giới quyết vươn lên thành quốc gia "siêu cường".

Tiêu điểm Quốc tế
Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

(CLO) Tại khu vực Tam giác Vàng của Thái Lan, nằm giữa biên giới với Myanmar và Lào, các bảo tàng dành riêng cho quá khứ sản xuất thuốc phiện của khu vực đã được mở cửa.

Tiêu điểm Quốc tế
So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế