Chiến dịch tranh cử của Joe Biden: Lấy tình cảm át triết lý

Chủ nhật, 07/06/2020 14:32 PM - 0 Trả lời

(CLO) Một ngày sau khi Donald Trump tuyến bố mình là “Tổng thống của luật pháp và trận tự”, đối thủ của ông – Joe Biden, bắt đầu bài phát biểu bằng cách đọc những lời cuối cùng của Goerge Floyd- người đàn ông da đen mà cái chết đã dấy lên những cuộc biểu tình trên khắp nước Mỹ.

Ứng cử viên Tổng thống Joe Biden trong cuộc vận động tranh cử hồi tháng 3 - Ảnh: Reuters

Ứng cử viên Tổng thống Joe Biden trong cuộc vận động tranh cử hồi tháng 3 - Ảnh: Reuters

“Tôi không thở được”, ông Biden nói trong bài phát biểu tại Philadenphia khi trích lời của Floyd, một người đàn ông Mỹ gốc Phi chết sau khi bị một cảnh sát da trắng ở Minneapolis tỳ gối lên cổ trong gần 9 phút. “Tôi không thở được”.

Dựa vào đối thủ, củng cố chiến lược

Khi cuộc đua vào Nhà Trắng đang bước vào giai đoạn tăng tốc, những phản ứng khó khăn của chính quyền Donald Trump trước đại dịch Covid-19 và mới nhất là các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc, bạo lực cảnh sát và đòi công lý cho Floyd, đã mở ra cơ hội cho cựu Phó Tổng thống thể hiện cương lĩnh tranh cử tương phản với Tổng thống đương nhiệm.

Đó là một chiến dịch lấy sự đồng cảm để xoa dịu những bất đồng trong lòng xã hội Mỹ.

Năm nay 77 tuổi, Joe Biden sinh ra ở Pennsylvania trước khi chuyển đến sống ở Delaware vào thời thơ ấu.

Năm 1972, Biden trở thành thượng nghị sĩ Delaware và được bầu lại 6 lần.

Biden từng hai lần tranh cử tổng thống thất bại năm 1988 và 2008, trước khi trở thành phó tổng thống dưới thời Obama năm 2009-2017.

Nếu đắc cử ở cuộc bầu cử năm 2020, Biden sẽ là tổng thống già nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Nếu ông Donald Trump hướng tới quyền lực và sự phục tùng khi nói với những nhà chức trách địa phương, cần phải “thống trị” đường phố để lập lại trật tự, thì Biden lựa chọn tác động vào việc thay đổi thái độ trên toàn quốc về phân biệt chủng tộc và chính sách, điều mà các cuộc thăm dò gần đây cho thấy nhiều người Mỹ đồng cảm với các cuộc biểu tình.

Vào ngày thứ Sáu (5/6), Joe Biden chính thức giành được đề cử Tổng thống của đảng Dân chủ bằng cách vượt qua ngưỡng 1.991 đại biểu cần thiết. Điều này cho phép Biden thúc đẩy cương lĩnh tranh cử mình như trong bài phát biểu tại Philadenphia, điều mà trước đó bản thân ứng cử viên 77 tuổi này còn phân tán bởi những chính sách của mình trước đó, khi còn đấu với Bernie Sanders.

Sau khi Donald Trump đe dọa dập tắt các cuộc biểu tình bạo lực bằng lực lượng quân đội của Hoa Kỳ, Biden đã dựa vào những gì mà chiến dịch của ông coi là một trong những phẩm chất tốt nhất của cựu Phó Tổng thống - sự đồng cảm - và thúc đẩy cải cách cảnh sát rằng,  điều mà Trump đã “phớt lờ’ sau cái chết của Floyd.

Ngoài bài phát biểu tại Philadelphia, Biden đã tổ chức một cuộc gọi Zoom với các thị trưởng Dân chủ và đến thăm một cuộc họp mặt tại một nhà thờ chủ yếu là người da đen ở Wilmington, Delaware.

Người ta đã chứng kiến khả năng truyền cảm hứng của Joe Biden khi ông không chỉ biết lắng nghe mà còn thể hiện sức mạnh của ngôn từ.

"Giống như nhiều người trong số các bạn, tôi biết cảm giác đau buồn như thế nào. Tôi biết cảm giác như thế nào khi bạn không thể tiếp tục", Biden nói, và giải mã "nỗi khổ" đang lan rộng ở Mỹ và nhắc lại kỷ niệm một năm ngày mất của con trai ông, Beau, người đã chiến đấu với căn bệnh ung thư não.

"Nỗi đau là nguyên bản. Nỗi đau là có thật. Một Tổng thống Hoa Kỳ phải là một phần của giải pháp, không phải là vấn đề. Nhưng Tổng thống của chúng ta hôm nay là một phần của vấn đề".

Chiến dịch của Biden chỉ trích chính quyền Trump đã từ bỏ vai trò, sức mạnh hiệu triệu của một vị Tổng thống để đoàn kết quốc gia, và nhấn mạnh sự thiếu vai trò của nhà lãnh đạo.

Chiến dịch này cũng cáo buộc ông Trump xử lý yếu kém trước cuộc khủng hoảng đã giết chết gần 110.000 người vì virus Corona.  

Hôm thứ Sáu, Biden chỉ trích Trump đã “thổi phồng” về một sự hồi sinh của nền kinh tế trong bài phát biểu tại Vườn hồng, rằng những báo cáo cho thấy hơn 2,5 triệu việc làm được tạo ra trong tháng 5.

Joe Biden muốn lấy sự đồng cảm để xoa dịu những bất đồng trong lòng xã hội Mỹ - Ảnh: Reuters

Joe Biden muốn lấy sự đồng cảm để xoa dịu những bất đồng trong lòng xã hội Mỹ - Ảnh: Reuters

 

Lợi thế ban đầu của Joe Biden

Bên cạnh, việc “lấy lòng” các cử tri, trong đó có rất nhiều cử tri da đen, Joe Biden cũng đang thúc đẩy một chiến dịch tấn công đối thủ bằng cách kết nối phản ứng của Tổng thống với nạn phân biệt chủng tộc và bất bình đẳng với đại dịch và giảm sút kinh tế, cho rằng đó là một cuộc khủng hoảng khác mà Trump không thể giải quyết.

Một cuộc thăm dò trong tuần này từ Đại học Monmouth cho thấy thái độ đã thay đổi với phân biệt chủng tộc, khi 57% người Mỹ tin rằng sự tức giận dẫn đến các cuộc biểu tình là hợp lý.

Trong một cuộc thăm dò từ Morning Consulting, 55% người trưởng thành ở Hoa Kỳ cho biết họ ủng hộ các cuộc biểu tình của Floyd, bao gồm một số lượng nhỏ từ đảng Cộng hòa.

Cuộc khảo sát này cũng cho thấy, 51% người Mỹ tin rằng nhiều người không coi trọng phân biệt chủng tộc, tăng 10 điểm phần trăm cho cùng một câu hỏi thăm dò ý kiến ​​một năm trước.

Todd Belt, giáo sư và giám đốc chương trình quản lý chính trị tại Đại học George Washington, cho biết ông Biden "có động lực" với các vấn đề gắn liền với các cuộc biểu tình, trong khi ông Trump đang ở "một vị trí khó khăn thực sự".

Giáo sư Todd Belt nói rằng, quan điểm “luật pháp và trật tự” của Trump đã củng cố vững chắc bởi khoảng 40% số cử tri, nhưng Tổng thống không có nhiều cơ hội để phát triển.

Những điều này cho thấy Biden đang có lợi thế nhất định trong cuộc đua mà sau chưa đầy 150 ngày nữa sẽ biết ai là người chiến thắng.

Những thách thức của Biden

Sau bài phát biểu tại Philadenphia, triết lý tranh cử của Biden đã trở nên rõ ràng hơn lúc nào. Tuy nhiên, chiến dịch của cựu Phó Tổng thống Mỹ cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, và những cáo buộc gây ra tình trạng hỗn loạn hiện tại.

Cố vấn cấp cao của chiến dịch tranh cử của Trump, Katrina Pierson cho rằng, ứng cử viên đảng Dân chủ đã đưa ra một "tính toán chính trị thô bỉ", rằng tình trạng bất ổn sẽ giúp chiến dịch của ông.

“Chiến dịch của Joe Biden đã nói rõ rằng họ đứng cùng với những kẻ bạo loạn, những người đốt các công ty trong cộng đồng thiểu số và gây ra tình trạng hỗn loạn, bằng cách quyên góp tiền bảo lãnh cho những người bị bắt", Katrina mỉa mai.

Joe Biden tận dụng các cuộc biểu tình đòi công lý cho George Floyd để lôi kéo sự ủng hộ của cử tri Mỹ, nhất là những cử tri da đen - Ảnh: Reuters

Joe Biden tận dụng các cuộc biểu tình đòi công lý cho George Floyd để lôi kéo sự ủng hộ của cử tri Mỹ, nhất là những cử tri da đen - Ảnh: Reuters

Không phủ nhận, Joe Biden đang nhận được sự ủng hộ lớn hơn từ cộng đồng người Mỹ gốc Phi kể từ sau cái chết của Goerge Floyd.

Cái chết của Floyd cho phép Biden giới thiệu lại nền tảng tư pháp hình sự của mình. Biden, người tham dự đám tang của Floyd hôm thứ Ba, cho biết Quốc hội nên thông qua lệnh cấm đối với hành động gây nghẽn thở của cảnh sát. Ông cũng cam kết hỗ trợ chấm dứt vũ khí quân sự đến các sở cảnh sát, cải thiện sự giám sát của cảnh sát và tạo ra một tiêu chuẩn mới để sử dụng vũ lực.

Những nỗ lực của Biden được đánh giá cố gắng tạo sự khác biệt với chiến lược của Donald Trump, khi tập trung vào các phong trào vì quyền dân sự, nhân quyền, và “cho thấy tầm nhìn lãnh đạo của Biden trông như thế nào”, “cố gắng chạm vào là sự mệt mỏi của Trump".

Tuy nhiên, một số người biểu tình Mỹ gốc Phi tập trung tại Công viên Lafayette gần Nhà Trắng trong tuần này cho biết họ muốn thấy nhiều hơn từ Biden, mặc dù họ nói rõ rằng họ không ủng hộ Trump.

Trong khi đó, Nicola Morgan, 41 tuổi, ở Columbia, Maryland, cho biết cô muốn "thấy nhiều đam mê hơn" và thậm chí "đồng cảm hơn" từ Biden về các vấn đề phân biệt chủng tộc một cách có hệ thống.

Mặc dù bày tỏ sự thất vọng về phản ứng của Donald Trump trước các cuộc biểu tình, nhưng cô không chắc mình sẽ bỏ phiếu cho Biden.

Hoài Đức

Tin khác

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

(CLO) Khi căng thẳng với Iran giảm bớt, quân đội Israel đang chuẩn bị hoàn thành công việc mà họ cho là còn dang dở: Triệt hạ Hamas khỏi thành trì cuối cùng của lực lượng này ở thành phố Rafah, nơi có hơn một triệu người Palestine đang trú ẩn.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

(CLO) Tạo ra lực lượng lao động sản xuất có năng lực đang được xem là thách thức lớn nhất của Ấn Độ trong bối cảnh đất nước đông dân nhất thế giới quyết vươn lên thành quốc gia "siêu cường".

Tiêu điểm Quốc tế
Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

(CLO) Tại khu vực Tam giác Vàng của Thái Lan, nằm giữa biên giới với Myanmar và Lào, các bảo tàng dành riêng cho quá khứ sản xuất thuốc phiện của khu vực đã được mở cửa.

Tiêu điểm Quốc tế
So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế