Facebook giảm tin tức, rủi ro chính trị và xã hội tăng lên

Thứ hai, 15/04/2024 10:37 AM - 0 Trả lời

(CLO) Kể từ khi Meta chặn các liên kết đến tin tức ở Canada vào tháng 8 năm ngoái để tránh phải trả tiền cho báo chí, nhà hoạt động cánh hữu Jeff Ballingall cho biết ông đã thấy số lượt truy cập vào trang “Tự hào về Canada” trên Facebook của mình tăng đột biến.

Thông tin trên Facebook đang bị "bộ lạc hóa"

Ballingall, người đăng tới 10 bài đăng mỗi ngày và có khoảng 540.000 người theo dõi, cho biết: “Số lượng đang tăng lên và chúng tôi tiếp cận ngày càng nhiều người hơn”. Ông nói thêm rằng truyền thông sẽ ngày càng “bộ lạc hóa” hơn trên Facebook.

facebook giam tin tuc rui ro chinh tri va xa hoi tang len hinh 1

Ảnh: AFP

Bài liên quan

Canada đã trở thành điểm khởi đầu cho cuộc chiến của Facebook với các quốc gia đã ban hành hoặc đang xem xét luật buộc các công ty công nghệ lớn (Big Tech) như Meta và Google phải trả tiền cho báo chí thông qua các bài báo xuất hiện trên nền tảng của họ.

Tuy nhiên, thay vì hợp tác với truyền thông và báo chí, Facebook đã chặn việc chia sẻ tin tức ở Canada, nói rằng tin tức không có giá trị kinh tế đối với hoạt động kinh doanh của họ.

Viễn cảnh tương tự có thể xảy ra ở Úc, nước đầu tiên trên thế giới thực hiện được chính sách buộc các Big Tech phải trả tiền cho tin tức vào năm 2021, sau khi Facebook cho biết họ sẽ không gia hạn các thỏa thuận này.

Hai nghiên cứu chưa được công bố chia sẻ với Reuters cho thấy việc chặn các liên kết tin tức đã dẫn đến những thay đổi sâu sắc và đáng lo ngại trong cách người dùng Facebook tiếp cận thông tin về chính trị và xã hội ở Canada.

Hiện tượng này cũng có thể sẽ xảy ra trên thế giới nói chung, khi mà việc chặn các nguồn tin báo chí chính thống sẽ khiến người dùng chỉ còn có thể tiếp cận luồng thông tin trôi nổi không được kiểm chứng, dẫn đến sự phát triển của các thông tin sai lệch và độc hại.

Taylor Owen, giám đốc sáng lập Trung tâm Truyền thông, Công nghệ và Dân chủ của Đại học McGill, người thực hiện một trong các nghiên cứu, cho biết rằng sự hiện diện của báo chí và thông tin chính thức trong nguồn cấp dữ liệu của Facebook đang dần biến mất.

Nghiên cứu cho biết, việc thiếu tin tức trên các nền tảng lớn như Facebook và sự gia tăng của các nội dung chưa được xác minh có khả năng làm suy yếu và sai lệch các vấn đề về chính trị và xã hội, đặc biệt là trong năm 2024 khi mà gần một nửa người dân trên thế giới đi bầu cử.

Trên thực tế, quyết định của Meta có nghĩa là khi ai đó tạo một bài đăng có liên kết đến một bài báo, người Canada sẽ thấy một hộp có thông báo: "Tuân theo luật pháp của Chính phủ Canada, nội dung tin tức không thể được chia sẻ".

Theo Đài quan sát Hệ sinh thái Truyền thông, một dự án của Đại học McGill và Đại học Toronto, nơi từng có thời các bài đăng tin tức trên Facebook thu hút từ 5 triệu đến 8 triệu lượt xem từ người Canada mỗi ngày, giờ đây đã biến mất.

Nghiên cứu đã phân tích khoảng 40.000 bài đăng và so sánh hoạt động của người dùng trước và sau khi Facebook chặn các liên kết của khoảng 1.000 hãng tin tức, 185 người có ảnh hưởng chính trị và 600 nhóm chính trị.

Người phát ngôn của Meta cho biết nghiên cứu đã xác nhận quan điểm của công ty rằng mọi người vẫn đến “Facebook và Instagram ngay cả khi không có tin tức trên nền tảng này”.

Người phát ngôn cho biết người Canada vẫn có thể truy cập “thông tin có thẩm quyền từ nhiều nguồn khác nhau” trên Facebook và quy trình xác minh tính xác thực của công ty “cam kết ngăn chặn việc lan truyền thông tin sai lệch trên các dịch vụ của chúng tôi”.

Thông tin sai lệch, độc hại có cơ hội phát triển

Tuy nhiên, một nghiên cứu riêng biệt của NewsGuard cho thấy lượt thích, bình luận và chia sẻ về những nguồn được phân loại là “không đáng tin cậy” đã tăng lên 6,9% ở Canada trong 90 ngày sau lệnh cấm, so với 2,2% trong 90 ngày trước đó.

Gordon Crovitz, đồng giám đốc điều hành của NewsGuard có trụ sở tại New York, một công ty kiểm tra tính chính xác của các trang web, cho biết: “Điều này đặc biệt nghiêm trọng”.

Crovitz lưu ý rằng sự thay đổi này xảy ra vào thời điểm "chúng tôi nhận thấy sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng các trang tin tức do AI tạo ra đăng các tuyên bố sai sự thật và ngày càng có nhiều âm thanh, hình ảnh và video giả mạo, thù địch...”.

Bộ trưởng Di sản Canada Pascale St-Onge gọi việc chặn tin tức của Meta là một "sự lựa chọn không may và liều lĩnh" đã khiến "thông tin sai lệch và thông tin sai lệch lan truyền trên nền tảng của họ...".

Khi được hỏi về các nghiên cứu, Trợ lý Bộ trưởng Ngân khố Úc Stephen Jones cho biết nước này đã nói rõ quan điểm của mình với Meta rằng các tổ chức truyền thông tin tức của Úc phải được "thù lao xứng đáng cho nội dung tin tức được sử dụng trên nền tảng kỹ thuật số".

Các nghiên cứu cho thấy, Facebook vẫn là nền tảng truyền thông xã hội phổ biến nhất về nội dung thời sự. Tại Canada, nơi 4/5 dân số sử dụng Facebook, 51% nhận được tin tức trên nền tảng này vào năm 2023, theo Đài quan sát Hệ sinh thái Truyền thông cho biết.

Không giống như Facebook, Google không cho biết bất kỳ thay đổi nào đối với các thỏa thuận của mình với các hãng tin ở Úc và đã đạt được thỏa thuận với Canada để thanh toán cho một quỹ hỗ trợ các cơ quan truyền thông.

Hoàng Hải (theo Reuters)

Bình Luận

Tin khác

Mạng xã hội nào sẽ lên ngôi nếu TikTok bị cấm ở Mỹ?

Mạng xã hội nào sẽ lên ngôi nếu TikTok bị cấm ở Mỹ?

(CLO) Theo công ty nghiên cứu eMarketer, người dùng trưởng thành ở Mỹ dành trung bình tới 54 phút cho TikTok mỗi ngày, nhiều hơn Instagram, Snapchat hoặc YouTube. Nếu TikTok biến mất ở Mỹ, ứng dụng nào sẽ lên ngôi?

Báo chí - Công nghệ
ByteDance thà đóng cửa TikTok chứ không bán cho Mỹ?

ByteDance thà đóng cửa TikTok chứ không bán cho Mỹ?

(CLO) ByteDance muốn đóng cửa TikTok tại Mỹ hơn là bán ứng dụng nếu không còn lựa chọn nào khác trước lệnh cấm của Mỹ, theo bốn nguồn tin cho biết.

Báo chí - Công nghệ
Công ty mẹ của Google cán mốc 2 nghìn tỷ USD, lợi nhuận và cổ phiếu tăng vọt

Công ty mẹ của Google cán mốc 2 nghìn tỷ USD, lợi nhuận và cổ phiếu tăng vọt

(CLO) Alphabet - công ty mẹ của Google - vừa công bố thu nhập vượt kỳ vọng trong quý đầu tiên năm 2024, cùng với đó là chương trình mua lại cổ phiếu trị giá 70 tỷ USD.

Báo chí - Công nghệ
Mỹ muốn cấm TikTok và điều gì đã xảy ra khi Ấn Độ làm điều này vài năm trước?

Mỹ muốn cấm TikTok và điều gì đã xảy ra khi Ấn Độ làm điều này vài năm trước?

(CLO) Vào tháng 6 năm 2020, Ấn Độ đã bất ngờ cấm ứng dụng phổ biến TikTok cùng với hàng chục ứng dụng khác của Trung Quốc, sau cuộc đụng độ quân sự dọc biên giới Ấn Độ-Trung Quốc

Báo chí - Công nghệ
Ai có thể mua TikTok và thách thức là gì?

Ai có thể mua TikTok và thách thức là gì?

(CLO) Các nhà lập pháp đã yêu cầu TikTok phải thay chủ sở hữu để có thể duy trì hoạt động tại Mỹ. Vậy liệu TikTok có khả năng bị bán không? Ai có đủ tài chính để mua và sẽ gặp những trở ngại nào khi mua lại một nền tảng truyền thông xã hội khổng lồ như vậy?

Báo chí - Công nghệ