Giữa dịch Covid-19, doanh nghiệp Trung Quốc ồ ạt thu gom container rỗng để làm gì?

Thứ sáu, 05/02/2021 13:21 PM - 0 Trả lời

(CLO) Giao thương hàng hóa toàn cầu bị đình trệ, thực phẩm bị chất đống ở nhiều nơi do hàng loạt các hãng vận tải ưu tiên chở các containter rỗng đến Trung Quốc để kiếm lời cao hơn rất nhiều so với vận chuyển hàng hóa thông thường.

Thế giới đang trong“cơn sốt” container rỗng khiến hàng hóa tồn đọng. Ảnh: Bloomberg

Thế giới đang trong“cơn sốt” container rỗng khiến hàng hóa tồn đọng. Ảnh: Bloomberg

Theo Bloomberg, cuộc cạnh tranh container toàn cầu đồng nghĩa với việc Thái Lan không thể xuất khẩu gạo hay Ấn Độ không thể xuất khẩu đường đi các nước. Việc vận chuyển các container rỗng sang Trung Quốc đem lại lợi nhuận cao đến mức ngay cả một số hãng vận chuyển đậu tương của Mỹ cũng phải vật lộn để tranh giành container để có thể xuất khẩu hàng sang các nước châu Á vốn đang quá cần mặt hàng này.

Trong tháng 1 năm nay, Ấn Độ - quốc gia sản xuất đường lớn thứ hai thế giới – chỉ xuất khẩu 70.000 tấn đường, chưa bằng 1/5 sản lượng xuất khẩu so với cùng kỳ năm ngoái, theo Ravi Gupta – chủ tịch công ty sản xuất đường hàng đầu của Ấn Độ cho biết.

Từ đây, cho thấy người dân trên khắp thế giới cần thực phẩm phải chờ đợi lâu hơn. “Người dân không thể có được thực phẩm mà họ vô cùng cần để chiến đấu với dịch Covid-19. Cách đây vài tháng, một khách hàng của tôi từng vận chuyển 8 – 10 container gạo từ Thái Lan sang Los Angeles. Tuy nhiên, hiện giờ, mỗi tuần họ chỉ vận chuyển được 2-3 container mỗi tuần”, Steve Kranig – Giám đốc bộ phận vận tải của IM-EX Global Inc một công ty chuyên đảm nhận việc vận chuyển gạo, chuối và một số mặt hàng khác từ châu Á đến Mỹ – nhận định.

“Cơn sốt” kéo dài

Nhiều doanh nghiệp sẵn sàng chi nhiều tiền hơn cho những hãng vận tải khi đưa container rỗng trở lại Trung Quốc. Ảnh: Getty

Nhiều doanh nghiệp sẵn sàng chi nhiều tiền hơn cho những hãng vận tải khi đưa container rỗng trở lại Trung Quốc. Ảnh: Getty

Lý giải cho tình trạng trên được xác định chủ yếu là do nhu cầu container rỗng toàn cầu tăng cao, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc nói chung cùng với sự phục hồi của ngành xuất khẩu nói riêng đang phục hồi mạnh sau đợt bùng phát Covid-19 đầu tiên.

Chính vì thế, các doanh nghiệp Trung Quốc sẵn sàng chi nhiều tiền hơn để thu mua container rỗng phục vụ xuất khẩu. Trong khi đó, nhiều dấu hiệu này cho thấy, chi phí vận tải tăng do thiếu hụt container đang khiến giá một số loại thực phẩm tăng mạnh. Tháng trước, giá đường thế giới tăng cao nhất trong vòng 3 năm.

Việc các hãng vận tải đưa container trở lại cảng xuất không phải là điều hiếm thấy, tuy niên thông thường họ sẽ cố gắng để thể tận dụng vận chuyển hàng hóa cả hai chiều. Dù vậy, do chi phí vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc sang Mỹ đang trên đà tăng mạnh, thậm chí gấp 10 lần so với chiều ngược lại nên nhiều hãng muốn vận chuyển container rỗng sang Trung Quốc hơn là chuyển hàng hóa thực tế.

Theo dữ liệu được cung cấp, tại cảng Los Angeles – cảng container lớn thứ 4 của Mỹ, cứ 4 container từ Mỹ vận chuyển sang Trung Quốc thì có 3 container rỗng (chiếm 75%), cao hơn so với tỷ lệ thông thường là 50%.

“Tình trạng này đã kéo dài suốt từ tháng 12/2020 đến nay. Nếu còn tiếp diễn, thế giới sẽ không chỉ thiếu thực phẩm mà còn thiếu thốn nhiều thứ khác. Nhiều công ty vận tải đang lãi lớn vì bán container rỗng cho Trung Quốc”, đại diện của IM-EX Global chia sẻ.

Nhiều nhà xuất khẩu Mỹ đang “đau đầu” trong việc tìm kiếm container để xuất khẩu đậu tương sang các nước châu Á. Tình trạng thiếu nhân lực khiến việc bốc dỡ container chậm chạp càng làm “cơn sốt container” thêm nóng.

Nhiều nhà xuất khẩu Mỹ đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm container để tăng cường xuất khẩu mọi thứ từ đậu tương đến các mặt hàng khác sang châu Á. Tình trạng thiếu nhân lực do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến các hoạt động bốc dỡ tại các cảng chậm tiến độ hơn, làm trầm trọng hơn tình trạng khan hiếm container. Tại Vancouver, Canada gặp khó khăn khi hàng loạt container vẫn đang xếp ở cảng.

 “Việc Mỹ chậm xuất khẩu đậu tương sang châu Á có thể kéo theo giá đậu nành, sữa đậu ở châu Á tăng lên trong dịch Covid-19. Áp lực kinh tế sẽ đè lên vai người tiêu dùng”, Eric Wenberg – Giám đốc Liên minh Đậu tương và Ngũ cốc châu Á – chia sẻ.

                                                                                   Hương Vũ

Tin khác

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

(NB&CL) Nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2024 tiếp tục phục hồi, đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, khá toàn diện trên các lĩnh vực, đời sống người dân tiếp tục được cải thiện, tạo nền tảng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% trong năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

(CLO) Dù đợt nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới diễn ra 1 ngày, song mức tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

(CLO) Giá lương thực, xăng dầu và giá dịch vụ y tế đã khiến CPI 4 tháng đầu năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,81%.

Kinh tế vĩ mô
Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn 'áp đảo', mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn "áp đảo", mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

(CLO) Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 86.400 doanh nghiệp, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 21.600 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Kinh tế vĩ mô
Giảm mạnh ngày lễ, giá vàng SJC vẫn “nóng bỏng tay” so với vàng thế giới

Giảm mạnh ngày lễ, giá vàng SJC vẫn “nóng bỏng tay” so với vàng thế giới

(CLO) Dù giảm mạnh trong ngày nghỉ lễ nhưng giá vàng SJC vẫn cao vượt trội so với giá vàng thế giới.

Tài chính - Bảo hiểm