Nga bất ngờ cắt giảm xuất khẩu khí đốt sang Pháp

Thứ tư, 31/08/2022 05:54 AM - 0 Trả lời

(CLO) Gazprom (Nga) sẽ giảm cung cấp khí đốt cho công ty điện lực đa quốc gia Engie (Pháp) sau khi gặp nhiều vấn đề về hợp đồng. Hiện Pháp tăng cảnh báo chuẩn bị phương án khi thiếu khi đốt Nga.

Hôm 30/8, công ty Engie cho biết phía Nga đã thông báo về việc giảm xuất khẩu khí đốt từ thứ Ba (30/8) do sự bất đồng giữa các bên về việc áp dụng một số thoả thuận trong hợp đồng xuất nhập khẩu khí đốt tự nhiên hoá lỏng (LNG).

Được biết, Engie là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất của Pháp cho các doanh nghiệp và hộ gia đình, cạnh tranh với các đối thủ bao gồm TotalEnergies và EDF.

Ước tính, hằng năm Nga cung cấp khoảng 17% nguồn cung, tuy nhiên mấy tháng gần đây, quốc gia này đã giảm xuống còn khoảng 4%, tương đương mức hàng tháng là 1,5 terawatt giờ.

nga bat ngo cat giam xuat khau khi dot sang phap hinh 1

Dù ít phụ thuộc vào khí đốt Nga, Pháp cũng phải đa dạng nguồn cung nhập khẩu. Ảnh: FT.

Từ lâu, Pháp đã ít phụ thuộc vào khí đốt của Nga hơn so với các nước láng giềng như Đức. Tuy nhiên, nền kinh tế thứ hai châu Âu cũng đang gấp rút tìm các giải pháp thay thế, tăng nhập khẩu từ các nhà cung cấp khác.

“Nga đang sử dụng khí đốt như một vũ khí chiến tranh”, Bộ trưởng Năng lượng Pháp Agnès Pannier-Runacher tuyên bố với đài phát thanh France Inter hôm thứ Ba tuần này. Bà cho biết việc cắt giảm nguồn cung của Engie đã thêm vào lý do của Pháp để chuẩn bị cho việc chấm dứt hoàn toàn nguồn cung của Nga.

Đến nay, mức dự trữ khí đốt của Pháp cho mùa đông tới đã đạt 90% công suất. Thậm chí, Pháp đang xuất khẩu khí đốt sang Tây Ban Nha và Đức, vị Bộ trưởng chia sẻ.

Hãng tin AFP đưa tin Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ tổ chức một hội đồng quốc phòng vào thứ Sáu tuần này với mục đích giải quyết vấn đề cung cấp khí đốt và lập kế hoạch năng lượng cho mùa đông lạnh giá cận kề.

Những tuần trở lại đây, cuộc khủng hoảng năng lượng của châu Âu đã trở nên tồi tệ hơn khi giá khí đốt tiếp tục tăng lên một tầm cao mới, tăng cao hơn USD/thùng dầu tương đương vào tuần trước.

Hệ quả của việc giá khí đốt leo thang và thị trường thắt chặt do số lượng lớn các nhà máy hạt nhân của Pháp ngừng hoạt động đã trực tiếp đẩy giá năng lượng của quốc gia này lên cao. Điều đó đã biến Pháp, vốn thường phụ thuộc rất nhiều vào sản xuất hạt nhân, trở thành một nước nhập khẩu điện.

Hôm thứ Hai đầu tuần, EU cho biết họ đang chuẩn bị các biện pháp khẩn cấp để kiềm chế giá điện bằng cách tách điện năng khỏi chi phí khí đốt tăng cao. Các dịch vụ tiện ích và sàn giao dịch đã cảnh báo rằng mức giá kỷ lục đòi hỏi sự hỗ trợ thêm của chính phủ vì nhu cầu đăng ký tài sản thế chấp bổ sung đã tăng lên.

Thêm vào đó, công ty Engie đã đảm bảo các lựa chọn thay thế để giữ nguồn cung cấp khí đốt cho khách hàng và đã đưa ra các biện pháp để giảm thiểu bất kỳ tác động tài chính nào đối với hoạt động kinh doanh của mình do dòng chảy của Nga giảm.

Các chuyên gia tại doanh nghiệp khí đốt nổi tiếng khắp Paris đang thảo luận với công ty Sonatrach (Algeria) để kí kết các hợp đồng cung cấp khí đốt thông qua sau chuyến thăm của Tổng thống Pháp tới quốc gia này vào tuần trước.

Lê Na (Theo FT)

Bình Luận

Tin khác

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

(CLO) Tại Singapore, tốc độ tăng trưởng của các văn phòng gia đình Trung Quốc đang chậm lại do hậu quả từ vụ bê bối rửa tiền trị giá hàng tỷ USD năm ngoái và việc kiểm tra chặt chẽ hơn đối với những cá nhân nộp đơn mới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

(CLO) Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã CK: BSR - UPCoM) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 30.696 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 1.195 tỷ đồng và nộp NSNN đạt 3.355 tỷ đồng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

(NB&CL) Nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2024 tiếp tục phục hồi, đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, khá toàn diện trên các lĩnh vực, đời sống người dân tiếp tục được cải thiện, tạo nền tảng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% trong năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

(CLO) Dù đợt nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới diễn ra 1 ngày, song mức tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

(CLO) Reuters đưa tin, dẫn lời các nhà tư vấn thương mại và chủ ngân hàng, cũng như các nhà nhập khẩu và xuất khẩu, có tới một nửa số giao dịch thương mại giữa Nga và Trung Quốc được thực hiện thông qua các bên trung gian.

Thị trường - Doanh nghiệp