Tấm khiên vững nhất là sự đồng lòng

Thứ năm, 05/08/2021 09:10 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Để có thể chiến đấu và chiến thắng trước đối thủ nguy hiểm và khó lường như “giặc Covid-19” thì sự vào cuộc kịp thời, hiệu quả của hệ thống chính trị là chưa đủ mà còn rất cần sự chung tay, góp sức và cả sự tuân thủ kỷ luật phòng chống dịch nghiêm ngặt của hết thảy người dân.

Sự kiện: COVID-19

Toàn thể dân tộc Việt Nam ta hãy cùng chung sức, đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, thách thức để chiến thắng đại dịch Covid-19!”- Lời kêu của người đứng đầu Đảng ta về công tác phòng, chống đại dịch Covid-19 hẳn đã chạm đến trái tim của mỗi người dân Việt Nam. Và thực tế, thực tiễn của công cuộc chống dịch thời gian qua đã cho thấy, để có thể chiến đấu và chiến thắng trước đối thủ nguy hiểm và khó lường như “giặc Covid-19” thì sự vào cuộc kịp thời, hiệu quả của hệ thống chính trị là chưa đủ mà còn rất cần sự chung tay, góp sức và cả sự tuân thủ kỷ luật phòng chống dịch nghiêm ngặt của hết thảy người dân.

Người dân xếp hàng nhận gạo miễn phí từ

Người dân xếp hàng nhận gạo miễn phí từ "ATM gạo" đầu tiên ở TP.HCM. Ảnh: Hứa Chung - TTXVN

1. Nếu “ATM gạo”, “ATM khẩu trang”, “ATM thực phẩm”, “siêu thị O đồng”… là những cụm từ xuất hiện quen thuộc trong 3 đợt dịch trước, thì trong đợt dịch lần thứ 4 lần này, khi dịch Covid-19 diễn tiến ngày càng bất thường với sự xuất hiện với cấp độ ngày càng nguy hiểm của biến thể Delta, đã xuất hiện thêm một cụm từ rất mới với tên gọi “ATM oxy”. Đó là câu chuyện của ông Hoàng Tuấn Anh, “cha đẻ” của ATM gạo.

Ông Tuấn Anh cho biết, ông tìm hiểu và nhận thấy khi dịch bùng phát, các nước trong khu vực đều xảy ra tình trạng khan hiếm oxy. Còn hiện tại, TP.HCM đang có những bệnh nhân F0 tự cách ly, điều trị tại nhà cần được cung cấp oxy. Thế nên, ông đang chủ trương sẽ lập 24 trạm ATM oxy trên địa bàn TP.HCM để hỗ trợ bình oxy cho người dân khi họ cần.

Chi phí để mua bình oxy rất lớn. Hiện tại, chúng tôi có bao nhiêu cố gắng bấy nhiêu. Chúng tôi cố gắng phấn đấu các bệnh nhân ở nhà đều được hỗ trợ đổi bình oxy miễn phí. ATM oxy chính thức hoạt động vào ngày 2/8 trên địa bàn sáu quận huyện: 7, 8, 10, Bình Tân, Tân Phú, Bình Chánh, sau đó sẽ được nhân rộng ra các quận huyện còn lại” - ông Hoàng Tuấn Anh chia sẻ. 

195445-bac-ninh-cay-atm-gao-am-long-cong-nhan-lao-dong-ngheo

Từ sự xuất hiện của “ATM gạo”, “ATM khẩu trang”, “ATM thực phẩm”, “siêu thị O đồng” hay những suất cơm thiện nguyện mùa dịch… và hôm nay thêm “ATM oxy”… đã cho thấy, càng trong khó khăn gian khổ, thì tinh thần “tương thân tương ái”, “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”, thậm chí là “lá rách ít đùm lá rách nhiều” lại bừng sáng trong cộng đồng người Việt trong nước và cả nước ngoài. Chính khi lòng nhân ái được khơi gợi, tình yêu thương được lan tỏa… thì cũng là lúc cuộc chiến chống dịch được tiếp thêm động lực. 

2. Không chỉ là sự chung tay, chung sức của cả cộng đồng, sự vào cuộc quyết liệt, kịp thời của cả hệ thống chính trị cũng là một thành tố quyết định tới sự thành bại của công cuộc chống dịch. Đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 với sự xuất hiện và tốc độ lây lan nhanh như vũ bão đã khiến phần đa các tỉnh, thành trong cả nước phải hứng chịu sự tấn công của “giặc Covid-19”.

Thậm chí nhiều địa phương, đặc biệt là Bắc Ninh, Bắc Giang, 19 tỉnh thành phía Nam và giờ đây là Hà Nội trở thành tâm dịch với liên tiếp những lần phải giãn cách xã hội. Nhưng sớm nhận thức được rằng “dịch thay đổi thì chống dịch cũng phải thay đổi”, toàn bộ hệ thống chính trị đã ngay lập tức vào cuộc với những quyết sách phù hợp.

Nhận diện vắc xin là “chìa khóa” để mở cánh cửa trở lại cuộc sống bình thường, Chính phủ, Bộ Y tế cùng các bộ, ngành đã tích cực đàm phán, tiếp cận tất cả các nguồn vắc xin phòng Covid-19 trên thế giới.

Kể từ lô vắc-xin phòng Covid-19 đầu tiên về nước hồi tháng 4/2021, đến nay, từ việc phát động “chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử nước nhà”, đã có hơn 4 triệu người đã được tiêm 1 liều vắc-xin và con số này tiếp tục sẽ còn được nhân lên.

Đáng nói là từ việc tuyên truyền có hiệu quả, giờ đây, từ tâm lý e ngại, phân vân khi đi tiêm vắc-xin, đã có sự đồng thuận trong nhận thức tiêm chủng vừa là quyền lợi vừa là trách nhiệm của người dân, thậm chí đã có sự háo hức, hăm hở đi tiêm, thậm chí tại TP.HCM thời gian qua đã ghi nhận hiện tượng một cụ già 102 tuổi đi… tiêm vắc xin Covid-19. 

Các loại bình oxy với dung tích 8 lít được đưa đến các quận huyện trong TP.HCM.

Các loại bình oxy với dung tích 8 lít được đưa đến các quận huyện trong TP.HCM.

Bên cạnh việc triển khai chiến dịch tiêm chủng thần tốc, Quốc hội, Chính phủ còn liên tiếp đưa ra nhiều quyết sách kịp thời để đảm bảo an sinh cho người dân. Đơn cử như ngay từ những ngày cuối tháng 7 vừa qua, tiền từ gói an sinh 26 nghìn tỷ đã đến tay người lao động tự do ở nhiều tỉnh, thành…; Giá điện sinh hoạt cũng đã ngay lập tức được giảm từ 10-15% trong hai tháng 8 và 9/2021.

Chính phủ cùng các bộ ngành cũng đang tích cực khơi thông “luồng xanh”, gỡ điểm nghẽn để lưu thông hàng hóa đáp ứng nhu cầu hằng ngày của người dân, khơi thông các điểm nghẽn gỡ khó cho các doanh nghiệp trong mùa dịch…  

Nhiều người nghèo tới nhận khẩu trang. Ảnh: Đoàn Xá.

Nhiều người nghèo tới nhận khẩu trang. Ảnh: Đoàn Xá.

3. Sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị đã rõ, tinh thần tương thân tương ái trong mùa dịch là những ngọn lửa không thể phủ nhận, nhưng để có thể chiến thắng trong cuộc chiến chống dịch bệnh cam go này, để có thể khép lại cuộc chiến ấy một cách nhanh nhất có thể, hạn chế tối đa tổn thất về người và của, còn cần lắm cả sự tuân thủ kỷ luật phòng chống dịch nghiêm ngặt của hết thảy, từ người dân đến chính quyền các cấp, để tránh, như Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhắc nhở một cách dung dị: “một người lơ là, cả xã hội vất vả”.

Trong rất nhiều cuộc họp chỉ đạo chống dịch, người đứng đầu Chính phủ, từng là vị tướng đứng đầu ngành Công an năm xưa, nhiều lần nhấn mạnh: Cuộc chiến đấu vì vậy còn dài và rất căng thẳng với nhiều nguy cơ rình rập, buộc chúng ta phải đảm bảo kỷ cương để giữ vững trận địa, đẩy lùi dịch bệnh.

Trong tất cả các cuộc họp chống dịch và nhiều cuộc họp khác, Thủ tướng đều đặc biệt lưu ý các bộ, ngành, địa phương phải tuyệt đối tránh hai trạng thái: một là lơ là, chủ quan, mất cảnh giác; hai là trông chờ, ỷ lại, thiếu tự giác.

“Kỷ luật sắt” thì cần được giữ vững trong suốt cuộc chiến đấu, ngay cả khi chúng ta khống chế và đẩy lùi được làn sóng dịch lần này. Việc xử lý nghiêm những hành vi thiếu trách nhiệm không chỉ áp dụng trong phòng chống dịch Covid-19 mà cần áp dụng trong thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội khác. Có như vậy mới bảo đảm thực hiện “mục tiêu kép” mà Chính phủ đề ra là vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội.

Những hành vi thiếu trách nhiệm, lơ là chủ quan, đùn đẩy việc, né việc, lợi dụng tình hình dịch bệnh để buông lỏng quản lý, đặc biệt là trục lợi phải bị giám sát, kiểm tra, thanh tra, điều tra để xử lý rốt ráo - Thông điệp đó đã liên tục được người đứng đầu Chính phủ nhắc nhở. 

Còn với mỗi người dân, vẫn biết tuân thủ giãn cách xã hội nghiêm ngặt hay nguyên tắc phòng dịch 5K là việc chẳng mấy dễ chịu, thậm chí là bức bối, đâu đó cả sự bức xúc… Nhất là với tâm lý người Việt,  ưa chia sẻ, yêu tình làng nghĩa xóm, thích giao lưu tụ hội, muốn được trở về quê hương để được vỗ về, chia sẻ… Nhưng như có ai đó đã nói, hãy biết “Giãn cách hôm nay để hôm sau gần lại”, hãy biết “đứng yên cũng là một nhiệm vụ”…

Trong một đợt dịch với sự lây lan khôn lường của biến thể Delta như lần này, chỉ có thể từ việc ý thức rõ điều đó, tuân thủ được điều đó, thậm chí là cảm thông những “kỷ luật nghiêm để chống dịch”, thì mới có thể mơ đến một ngày những nụ cười rồi sẽ trở lại trên môi, cuộc sống sẽ trở lại nhịp bình yên vốn có.

thumb_660_13f4f256-0c56-4e42-a137-9048e08bbf9f. Phía trước siêu thị 0 đồng trong chùa Vĩnh Nghiêm

Trong cuộc làm việc với Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long chiều 3/8 mới đây, Tiến sĩ Kidong Park - Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam đánh giá đợt dịch này rất khó khăn song các ứng phó của Việt Nam đã “đi đúng hướng”. 

thumb_660_132caca1-bbef-4998-8336-a88a24ee47a9.siêu thị rất nhiều hàng hoá để người dân lựa chọn

Có thể xem đó là một sự khích lệ, là niềm tin... Nhất định chúng ta sẽ chiến thắng dịch bệnh, nhất định sẽ chiến thắng, dù rằng cuộc chiến chống dịch còn quá đỗi gian nan phía trước.

Hồng Hà

Bình Luận

Tin khác

Nhớ về quá khứ để trân quý hơn giá trị của hoà bình!

Nhớ về quá khứ để trân quý hơn giá trị của hoà bình!

(CLO) Hôm nay, vùng đất Điện Biên, Tây Bắc chiến trường năm xưa, rực rỡ cờ hoa, hân hoan trong không khí tưng bừng của đại lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Trước đó, trên khắp dải đất hình chữ S, tinh thần Điện Biên Phủ đã thấm đẫm, lan toả trong mỗi người dân Việt. Nhắc nhớ lại bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ, là để mỗi người trong chúng ta, thêm trân quý hơn giá trị vô giá của hoà bình.

Góc nhìn
Hình mẫu của sự vận dụng tài tình chiến tranh Nhân dân

Hình mẫu của sự vận dụng tài tình chiến tranh Nhân dân

(CLO) Lịch sử dân tộc đã chứng minh: Muốn chống lại một đội quân xâm lược lớn mạnh hơn về lực lượng và phương tiện chiến tranh thì không thể chỉ trông cậy vào đội quân thường trực mà phải huy động toàn dân đánh giặc. Và chiến dịch Điện Biên Phủ chính là biểu hiện sinh động cho sự vận dụng tài tình đường lối chiến tranh Nhân dân của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Góc nhìn
Kỳ cuối: Quyết định lịch sử của Đại tướng Tổng tư lệnh và chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

Kỳ cuối: Quyết định lịch sử của Đại tướng Tổng tư lệnh và chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

(NB&CL) Trong rất nhiều những nhân tố mang tính quyết định làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ 70 năm về trước, không thể không kể đến vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tài năng quân sự kiệt xuất, đặc biệt là bản lĩnh hiếm có của vị Tổng Tư lệnh Chiến dịch đã góp phần quan trọng làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ, “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Góc nhìn
Tài thao lược kiệt xuất của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tài thao lược kiệt xuất của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh

(NB&CL) 70 năm qua, nhiều nhà khoa học quân sự thế giới đã và vẫn dày công tìm hiểu, nghiên cứu phân tích, lý giải: Tại sao “Việt Minh” đánh thắng! Tại sao đội quân viễn chinh nhà nghề của thực dân Pháp có số quân đông là lực lượng mạnh nhất lúc bấy giờ, với đầy đủ trang bị kỹ thuật hiện đại, với mọi thủ đoạn nham hiểm xảo quyệt lại chịu thất bại thảm hại tại Điện Biên Phủ? Trong rất nhiều nhân tố mang lại chiến thắng lịch sử, tài thao lược kiệt xuất, sự lãnh đạo, chỉ đạo tài tình, sáng tạo của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, là yếu tố hàng đầu.

Góc nhìn
Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

(NB&CL) Khi Điện Biên Phủ, vùng rừng núi hiểm trở cách xa hậu phương 600 đến 700 km, trở thành nơi quyết chiến chiến lược của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận định: “Trên mặt trận Điện Biên Phủ, vấn đề bảo đảm cung cấp lương thực, đạn dược là nhân tố vô cùng quan trọng, quan trọng không kém các vấn đề chiến thuật, khó khăn về cung cấp lương thực không kém khó khăn về tác chiến”.

Góc nhìn