Từ quả vải xuất khẩu đến chuyện phục hồi kinh tế

Chủ nhật, 07/06/2020 21:12 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 5/6/2020, Bộ Chính trị ban hành Kết luận về phục hồi và phát triển nền kinh tế sau đại dịch COVID-19. Ngày 6/6, Thủ tướng thăm, làm việc tại Bắc Giang, dự lễ xuất khẩu vải thiều sang các thị trường lớn. Quả vải xuất khẩu và phục hồi kinh tế- hai chuyện riêng biệt nhưng lại có sự kết nối chặt chẽ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm "Vườn quả Bác Hồ" tại xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Ảnh: VGP

1. Sự kiện vừa diễn ra sáng 6/6 vừa qua với người trồng vải Bắc Giang là một dấu ấn không thể nào quên. Thủ tướng và đoàn công tác Chính phủ, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Bắc Giang, đã tới dự và cắt băng thực hiện nghi lễ xuất quân tiêu thụ vải thiều của tỉnh, không chỉ thị trường trong nước và còn xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn. 

Nói đó là dấu ấn không thể nào quên bởi để có được sự kiện mừng vui ngày hôm nay, cả chính quyền, các cơ quan chức năng liên quan và người trồng vải Bắc Giang đã đồng tâm, hiệp lực, trải qua những tháng ngày không dễ dàng với bao công sức, tâm huyết kế hoạch chuẩn bị kỹ càng, bao cam go thử thách buộc phải vượt qua.

Không nhiều người biết rằng để có thể “đặt chân” vào thị trường Nhật Bản- thị trường khó tính bậc nhất thế giới bắt đầu từ vụ vải 2020- giữa Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nông lâm Ngư nghiệp Nhật Bản (MAFF) đã phải trải qua tới 5 năm nỗ lực đàm phán. Trong thời gian này, cơ quan nông nghiệp hai nước đã phải cùng nhau thực hiện nhiều thí nghiệm nghiêm ngặt. Từ cuối tháng 12/2019, tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với các huyện và Cục Bảo vệ thực vật tiến hành rà soát, cấp mã số vùng trồng theo yêu cầu của phía Nhật Bản, tổ chức các lớp tập huấn cho bà con nông dân chăm sóc vải thiều đúng quy chuẩn. Nhưng sự tưởng thưởng cho sự kì công, nỗ lực này lại là vô giá bởi người trồng vải Bắc Giang, các DN và chính quyền Bắc Giang hiểu rằng một khi quả vải thiều của họ đã chinh phục được thị trường khó tính bậc nhất như Nhật Bản thì hoàn toàn có thể chinh phục được các thị trường khác.

Vải thiều Bắc Giang được người nước ngoài ưa chuộng. Ảnh: BGP/Nguyễn Miền

Vải thiều Bắc Giang được người nước ngoài ưa chuộng. Ảnh: BGP/Nguyễn Miền

2.  Tại hội nghị trực tuyến xúc tiến tiêu thụ vải thiều tỉnh Bắc Giang năm 2020, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lại Thanh Sơn cho biết Bắc Giang đang hướng tới kịch bản khả quan sản lượng vải thiều xuất khẩu đạt khoảng 80.000 tấn, chiếm 50% sản lượng, trong đó ngoài Nhật Bản, tỉnh tiếp tục quan tâm khơi thông xuất khẩu vào các thị trường đã hợp tác những năm qua: Mỹ, EU, Hàn Quốc, Úc, Malaysia.., trong đó Trung Quốc vẫn là thị trường truyền thống.

Với nhiều địa phương khác, 80.000 tấn là con số đáng mơ ước. Nhật Bản, Mỹ, EU, Hàn Quốc, Úc… là những thị trường đáng thèm muốn. Nhưng tại sao, muốn nhưng họ đã chưa làm được hoặc không làm được như Bắc Giang đã làm?

Để có đáp án cho câu hỏi này thì có lẽ nhiều địa phương khác trong cả nước cũng phải trả lời thêm một câu hỏi khác: Liệu họ đã làm được với nông sản của địa phương như cách mà Bắc Giang đã làm với quả vải thiều nhiều năm qua? Nghĩa là quyết liệt, tích cực hết mức, chủ động và kỹ lưỡng hết mức, từ việc đề ra mục tiêu rõ ràng về sản lượng, hướng dẫn và giám sát kỹ lưỡng, khắt khe việc trồng, sản xuất vải thiều, tích cực quảng bá hình ảnh, nâng tầm giá trị quả vải, thúc đẩy kết nối giao dịch xuất khẩu, không ngại và quyết liệt chinh phục bằng được những thị trường khó như cách đã làm với Nhật Bản. … Đến việc xây dựng nhiều kịch bản chi tiết khác nhau để hỗ trợ tốt nhất cho nông dân tiêu thụ vải thiều, không chỉ là việc xuất khẩu mà còn là việc chế biến, tiêu thụ tại thị trường nội địa sao cho sớm nhất, được giá nhất, hiệu quả nhất có thể. Thhậm chí mở cả hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều, mở sàn giao dịch điện tử “Vải thiều Bắc Giang”…

Rõ ràng, ai cũng có thể mơ ước, nhưng có biến ước mơ thành hiện thực được hay không lại là điều không phải ai cũng làm được. Và khi đã không hết tâm hết sức cho ước mơ của mình, thì điệp khúc “được mùa rớt giá”, “giải cứu nông sản” sẽ còn tái diễn tại nhiều địa phương. Bản thân chính quả vải thiều Bắc Giang cũng đã từng rơi vào thảm cảnh tương tự trước khi những giải pháp quyết liệt được đưa ra.

3.  Ngày 5/6/2020, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 77-KL/TW về chủ trương khắc phục tác động của đại dịch COVID-19 để phục hồi và phát triển nền kinh tế đất nước, trong đó nhấn mạnh: Dịch bệnh COVID-19 trên thế giới còn diễn biến phức tạp, khó lường, tác động tiêu cực của dịch bệnh đến các mặt của đời sống kinh tế - xã hội còn tiếp tục kéo dài, chưa thể đánh giá hết. Tình hình đó, đòi hỏi chúng ta vừa phải tập trung ưu tiên phòng, chống dịch, đồng thời cần có các chính sách, giải pháp trước mắt và lâu dài nhằm giảm thiểu tác động của dịch bệnh, vượt qua khó khăn, thách thức, tận dụng thời cơ để sớm phục hồi và đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội.

Tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 5/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh cần phải tập trung hơn nữa khởi động lại nền kinh tế, phấn đấu GDP năm 2020 đạt mức tăng trưởng trên 5%. Để đạt được mục tiêu này, các ngành kinh tế phải tăng tốc, trong đó ngành nông nghiệp phải là trụ đỡ để nền kinh tế phục hồi sau địa dịch. Trước đó, ngành nông nghiệp đã đặt mục tiêu phải đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu khoảng 40-41 tỉ USD trong năm nay.

Nhưng, để ngành nông nghiệp đạt được con số ấy trong bối cảnh thị trường trong nước và thế giới đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, tình hình hạn hán, xâm nhập mặn tại đồng bằng sông Cửu Long; dịch tả lợn châu Phi…lại là điều vô cùng khó. Trong khi đó, rõ ràng, rất ít địa phương chủ động xây dựng được cho mình những kịch bản kỹ càng cho việc xuất khẩu nông sản đặc sản của mình để rồi có thể kì vọng thu về khoảng 4.000-4500 tỷ đồng/năm (chưa tính thêm doanh thu từ các dịch vụ phụ trợ) như Bắc Giang.

Thế nên, nói chuyện quả vải xuất khẩu và chuyện phục hồi kinh tế, có sự gắn kết là vì vậy.

Hà Anh 

Tin khác

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn