Xấu xí trong tranh luận – Giới hạn nào cho chúng ta?

Chủ nhật, 01/12/2019 08:40 AM - 0 Trả lời

(CLO) Mạng xã hội ngày càng mở rộng, đấy là một điều kiện thuận lợi để các cá nhân bộc lộ quan điểm. Tính ẩn danh trên mạng xã hội là một trong những điều kiện thuật lợi để nhiều người phản biện các quan điểm ấy. Nhưng đấy cũng là một con dao hai lưỡi.

Khả năng

Khả năng "ẩn danh" trên mạng xã hội khiến việc mạt sát nhau trở nên dễ dàng hơn. Ảnh: AP.

“Từ ngày báo chí, dư luận công bố bản kiến nghị tạm dừng đặt tên đường hai vị giáo sĩ do chúng tôi đứng tên gửi TP. Đà Nẵng, tôi đã nhận được rất nhiều cuộc điện thoại lạ gọi đến chửi bới, dọa dẫm, thậm chí là khủng bố”, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Huyền – một trong 12 người có tên trong nhóm gửi đề nghị TP. Đà Nẵng dừng lấy tên hai vị giáo sĩ Francisco De Pina và Alexandre De Rhodes làm tên đường cho biết.

Hãy khoan nói về chuyện đúng sai, việc những người đưa ra quan điểm, đề xuất mới, bị coi là khác lạ với đám đông, thường bị tấn công ác ý, có chủ định không phải là hiếm.

Năm 2017, khi PGS.TS Bùi Hiền đưa ra cải cách chữ viết, hàng loạt những tấn công ác ý nhằm thẳng vào ông. Bằng nhiều từ ngữ nặng nề, mạt sát, nhiều người đưa tranh luận trở thành tranh cãi và cao điểm là chửi bới.

Chúng ta sinh ra và lớn lên trong không gian xã hội Á Đông, nơi đầy rẫy những lý thuyết, lễ giáo cổ điển khiến con người ta thường xuyên không được bộc lộ trung thực cảm nghĩ của bản thân. Từ ngày có mạng xã hội, người ta nhận ra đây là mảnh đất màu mỡ để tư do bộc lộ, biểu lộ cảm xúc, bày tỏ quan điểm. Tất nhiên, người phản biện cũng vậy. Tính ẩn danh trên mạng khiến con người ta tự do không sợ bị bất kỳ ai “đánh giá”.

Sự tự do ấy đang tiến dần đến chỗ cực đoan, mất kiểm soát. Người ta sẵn sàng giận dữ, buông lời ác ý, chửi bới, gièm pha, đặt điều, sỉ nhục bất kỳ điều gì thấy không hay, không chuẩn, không đúng với điều mình suy nghĩ.

Mạt sát lẫn nhau chưa đủ, những cư dân mạng xấu xí mất kiểm soát tới mức còn tấn công cả những người họ hoàn toàn không quen biết, nằm bên ngoài biên giới địa lý. Gần đây nhất, ngày 27/11, fanpage chính thức của bóng đá Thái Lan có tên Changsuek đã chặn IP đến từ Việt Nam. Các tài khoản Facebook ở Việt Nam không thể tìm kiếm và truy cập được trang này.

Fanpage của đội tuyển bóng đá Thái Lan đã

Fanpage của đội tuyển bóng đá Thái Lan đã "cấm cửa" các IP đến từ Việt Nam. Ảnh chụp màn hình.

Điều này không ngạc nhiên! Bởi quá nhiều người Việt quá khích từng có những bình luận ác ý trên fanpage này, hoặc trên trang cá nhân của các cầu thủ Thái Lan. Không chỉ để lại những bình luận xấu xí bằng tiếng Việt, người ta còn dùng cả tiếng mẹ đẻ của các cầu thủ để chửi bới bằng những ngôn từ thô lỗ nhất.

Hội đồng Phòng chống Tội phạm quốc gia (Mỹ) đã đưa ra khái niệm “Cyberbully” (tạm dịch là “tấn công trên mạng” - NV) và thực hiện hàng loạt các khảo sát, nghiên cứu ở nhiều khu vực từ năm 2009 về các hành vi tấn công trên mạng. Nó bao gồm các hành vi đăng tin đồn; đe dọa; nhận xét tình dục, thông tin cá nhân của nạn nhân hoặc dùng các ngôn từ kích động. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tấn công trên mạng được lặp đi lặp lại một cách có chủ đích sẽ có thể khiến nạn nhân bị hạ thấp lòng tự trọng, tăng xu hướng tự sát và hàng loạt các phản ứng cảm xúc tiêu cực bao gồm sợ hãi, thất vọng, tức giận, trầm cảm.

Sau những cuộc tấn công tập thể, nhiều trang cá nhân phải đóng cửa, nhiều cá nhân bị suy sụp và nhụt đi ý chí bày tỏ quan điểm. Trở lại câu chuyện TS Nguyễn Thị Thanh Huyền ở trên, Tiến sĩ nói: “Khi TP. Đà Nẵng có ý muốn đặt tên đường, với tư cách là một người dân chứ chưa nói đến nhà nghiên cứu khoa học, tôi nghĩ việc có ý kiến về vấn đề này là hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên, dư luận chỉ vì việc này mà chửi bới chúng tôi dữ dội như vậy, thử hỏi sau này ai dám có ý kiến về những vấn đề xã hội như thế nữa”.

Về mặt bản chất, dập tắt những quan điểm trái chiều bằng các tấn công cá nhân một cách ác ý chính là một dạng hành vi bạo lực. Sự tự do biểu đạt đang bị biến tướng. Từ tranh luận tới tranh cãi, tới những hành vi vô văn hóa có khi nào chỉ cách nhau một cú enter trên bàn phím?

Hãy thử một lần đặt mình vào vị trí người bị phán xét. Nếu không đủ bình tĩnh để xét đoán bằng trí tuệ thì hãy dùng đến sự bao dung, nhân hậu từ trái tim.

Tử Hưng

Tin khác

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn